Khoẻ dây – tốt củ, phân bón nào đủ chất cho “anh Khoai”?
Hà Nội , ngày 04 tháng 10 năm 2019
Không phải muốn “tốt củ” thì khoai lang cứ phải “xấu dây” như trong câu ví von hài hước của dân gian. Muốn thu hoạch được củ khoai lang to, đẹp và nhiều đường, ít nước, bảo quản lâu, nhà nông nên cho “anh Khoai” ăn đủ chất đa, trung, vi lượng, vốn có đủ trong phân bón Văn Điển.
Khoai lang là một loại củ được trồng rất nhiều ở Việt Nam. Nó là nguồn lương thực có thể thay thế cho gạo trắng vì nó cung cấp cho ta một nguồn tinh bột rất lớn. Ngoài ra khoai lang còn là thực phẩm phổ biến, hữu ích cho sức khỏe con người do chứa nhiều chất xơ, chứa vitamin A, B6 và các khoáng chất như mangan, kali, carotene, các vitamin và rất nhiều chất chống oxy hóa gọi là beta-carotene, hiệu quả trong việc nâng cao vitamin A, đặc biệt là ở trẻ em. Nó có tác dụng giúp sáng mắt, da khỏe, giảm nguy cơ ung thư vú, giúp giảm cân… Khoai lang là một nguồn bổ dưỡng, giàu chất xơ và có một hương vị ngọt ngon.
Muốn nhiều củ, cần nhân giống bằng dây
Hiện nay, trên thị trường có nhiều giống khoai lang như khoai lang Nhật, khoai lang ruột tím, khoai lang ruột trắng… Bạn có thể chọn giống tùy vào điều kiện và sở thích. Khoai lang ruột vàng có hàm lượng caroten cao. Dòng KLC266 sinh trưởng phát triển khoẻ, thân lá phát triển rất mạnh và thời gian sinh trưởng 145-150 ngày cho năng suất khá cao, chất lượng rất tốt, giá bán rất tốt (nhiều nhà hàng, siêu thị bán khoai lang ruột vàng giá 18.000-25.000đ/kg, trong khi gạo thơm BT7, T10 bán với giá 15.000-18.000đ/kg)
Khoai lang có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để trồng rau lang lấy củ thì nên trồng ở các loại đất pha cát hoặc đất thịt nhẹ không chua, tơi xốp “khoai lang đất cát đã ngon lại bùi”.
Khoai lang thường được nhân giống bằng dây hoặc củ. Nếu nhân giống bằng củ thì vụ đầu không ra củ. Để trồng khoai lang lấy củ phải nhân giống bằng dây.
Khoai lang rất dễ trồng, có thể trồng bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Trồng nằm ngang luống, trồng dây kiểu móc câu, trồng dây kiểu đáy thuyền, trồng dây kiểu áp tường, trồng dây phẳng dọc luống.v.v… Trồng dây phẳng dọc luống và trồng dây áp tường được sử dụng nhiều hơn.
Đối với khoai lang, nhu cầu chất hữu cơ rất cao, đồng thời cũng cần dinh dưỡng khoáng rất lớn kể cả các yếu tố dinh dưỡng đa lượng và dinh dưỡng trung, vi lượng nhưng trước hết chủ yếu vẫn là 3 nguyên tố đa lượng đạm, lân, kali.
Tác dụng của đạm, lân, kali đối với cây khoai lang
– Đạm có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng thân lá. Thời kỳ đầu khoai lang cần tương đối nhiều đạm, thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lá nhỏ, chuyển vàng sớm, nhánh ít, quang hợp yếu, năng suất giảm. Nhưng bón quá nhiều đạm cây thường bị vống, thân lá phát triển mạnh, lá che khuất nhau nhiều ảnh hưởng đến quang hợp; kết hợp với đất ẩm trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành củ, củ ít, chậm lớn năng suất giảm nhiều.
– Lân có ảnh hưởng lớn đến khả năng quang hợp và vận chuyển chất dinh dưỡng. Thiếu lân năng suất thấp, phẩm chất củ giảm, không để được lâu. Nhiều kết quả thí nghiệm cho thấy trong điều kiện đủ lân thì hiệu quả của đạm càng rõ hơn.
– Kali có tác dụng đẩy mạnh hoạt động của bộ rễ và của tượng tầng, đẩy mạnh khả năng quang hợp, hình thành và vận chuyển gluxít về rễ. Thiếu kali, khoai chậm lớn, ít củ, tỷ lệ tinh bột giảm, tỷ lệ xơ tăng, không bảo quản được lâu.
Khoai lang không kén đất, nhưng ưa thích nhất là đất cát pha, tơi xốp, tầng canh tác càng dày càng tốt, thoát nước, đất kiềm độ pH từ 5 – 6 và được cung cấp đầy đủ, cân đối dinh dưỡng các loại. Với yêu cầu của khoai lang như vậy, nên bón phân nung chảy Văn Điển rất phù hợp.
Cách bón phân Văn Điển cho khoai lang
Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, phân nung chảy Văn Điển, ngoài lân còn có các chất trung và vi lượng: P2O5 (lân): 15 – 17%, CaO (canxi – vôi): 28 – 34%, MgO (magie): 15 – 18%, SiO2 (silic): 24 – 30% và các chất vi lượng: Bo, mangan, đồng, kẽm, sắt… Phân đa yếu tố NPK Văn Điển được sản xuất trên nền phân lân nung chảy Văn Điển nên mang đầy đủ các ưu điểm của phân lân Văn Điển và đặc biệt thích hợp cho cây khoai lang, nhất là trên các loại đất bạc màu, đất chua mặn vì có tính khử chua, trị mặn.
Về chọn phân bón cho khoai lang, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh tư vấn như sau: Khoai lang nếu trồng ở điều kiện sản xuất bình thường năng suất có thể đạt từ 16 – 20 tấn củ/ha trong thời gian ngắn (từ 75-90) ngày. Nếu trồng trong điều kiện được thâm canh đúng kỹ thuật, bón phân NPK hợp lý nhất là phân Văn Điển, khoai lang có thể đạt năng suất cao từ 25-30 tấn củ /ha. Để thâm canh khoai lang lấy củ có thể sử dụng các loại phân bón ĐYT NPK :
Phân chuyên bón lót:
Phân ĐYT NPK: 4.12.7 thành phần có đầy đủ các chất dinh dưỡng: N (đạm): 4%, P205 (lân): 12%, K20 (kali): 7%, S (lưu huỳnh): 2%, MgO (magie): 8%, CaO (canxi): 16%, SiO2 (silic): 15% và các chất vi lượng như: B (Bo), Mn (mangan), Zn (kẽm), Cu (đồng), Co (coban)… ;
Phân ĐYT NPK 5:10:3. Tổng dinh dưỡng trên 58%.
Phân chuyên bón thúc:
Phân ĐYT, NPK 9.9.12 với thành phần dinh dưỡng: N: 9%, P205: 9%, K2O: 12%, S: 2%, MgO: 7%, CaO: 12%, SiO2: 9% và các chất vi lượng: B, Mn, Zn, Cu, Co…;
Phân đa yếu tố NPK 10.5.12 tổng dinh dưỡng N = 10% , P2O5 = 5% . K2O = 12%, CaO = 7%, MgO = 7%, SiO2 = 6%, S – 3% và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn.
Cách trồng và chăm bón cây khoai lang
–Thời vụ: Miền Bắc có thể trồng khoai lang vụ Đông hoăc vụ Xuân hè. Là cây màu ưa ấm nên vụ Đông cần trồng sớm từ tháng 8-9, tránh ngày gió rét, ứng theo câu“Cải mả tránh ngày trùng tang, trồng khoai lang tránh ngày gió Bắc”.
–Cách trồng: Tốt nhất đất đã được phơi ải và bừa sạch cỏ. Sau khi chia luống, tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp như cỏ, rác, rơm rạ, thân lá cây ngô…vun thành luống giả, sau đó kéo đất 2 bên thành luống thật. Kẻ rạch giữa luống, mỗi sào rải 15-20kg phân ĐYT NPK 4:12:7 hoặc 5:10:3, rải tiếp phân hữu cơ ủ mục (nếu có), lấp đất kín phân rồi đặt dây, vùi dây lang xuống đất chỉ chừa phần ngọn khoảng 3-5cm và 1-2 lá ngọn phía trên mặt đất để cây mọc nhánh.
– Chăm sóc khoai lang.
Sau trồng cần giữ đủ ẩm cho khoai tươi dây, giữ được các lá hương và nhanh ra rễ. Nếu rụng lá hương sẽ ảnh hưởng tất lớn đến quá trình hình thành rễ củ
Khi dây khoai ngả ngọn bò bón phân bón thúc. Lúc này có thể xả 2 mép luống cho đất “hả hơi”, bón hết phân bón thúc khoảng 15-18kg/sào; sau đó lấp phân và vun cao luống (nếu có tro bếp đảo cùng phân bón thúc cùng bón thì càng tốt). Nếu đất khô cần tưới rãnh nhằm cung cấp đủ ẩm cho củ phát triển.
Lưu ý: “thiến đào, đảo quất, nhấc dây lang”. Củ khoai lang được hình thành từ rễ củ; trong khi mọi mắt đốt trên dây đều có thể ra rễ. Do vậy phải thường xuyên nhắc dây lang, vừa cắt đứt các rễ phụ để tập trung dinh dưỡng nuôi củ, vừa tạo thông thoáng, hạn chế bọ hà hại củ.
Khoai lang được bón phân Văn Điển đa yếu tố NPK sẽ cho cây khoẻ, ít sâu bệnh, dây mập, lá tốt bền, củ to, ít mắt, vỏ nhẵn, vỏ củ đẹp hơn, hàm lượng đường, bột cao, lượng nước ít nên bảo quản được lâu, tránh được hiện tượng nhăn vỏ khi để lâu.
– Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon
– Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng
– Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277
– Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/
Trọng Hòa – Nam Phong
Nguồn : Langmoi.vn
Bài viết liên quan
Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão
Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...
Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển: Khẳng định vị thế mới với Giải thưởng “The best Of Vietnam 2024”
Hành trình phát triển và những dấu ấn nổi bật Công ty Cổ phần...
TVC giới thiệu các sản phẩm của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Thực hiện kế hoạch của Tổng giám đốc Tập đoàn về việc tổ chức...