Kỹ thuật bón phân cho cây điều

Hà Nội , ngày 14 tháng 07 năm 2019

 

 Cây điều còn có tên gọi khác là đào lộn hột có giá trị kinh tế cao chuyên để xuất khẩu. Điều thường được trồng ở những vùng đất cằn, đất hoang, sinh trưởng phát triển tốt ở các vùng đất cát ven biển, đất đồi dốc đá ong hoặc đồi thấp.

Điều được bón phân Văn Điển lá dày, xanh sáng, hồi phục nhanh sau thu hoạch, ra hoa đậu trái cao, tỷ lệ nhân đạt cao, năng suất vượt trội

Điều được bón phân Văn Điển lá dày, xanh sáng, hồi phục nhanh sau thu hoạch, ra hoa đậu trái cao, tỷ lệ nhân đạt cao, năng suất vượt trội

Nhu cầu dinh dưỡng của điều

Ở nước ta, vùng trồng điều tập trung thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Phước và Tây Nguyên. Nhiệt độ thích hợp với điều từ 20 – 34oC có 2 mùa khô và mùa mưa rõ rệt, lượng mưa cần từ 1.000 – 2.000mm.

Trong thời kỳ ra hoa kết trái, cây điều cần số giờ nắng trong ngày từ 9 giờ trở lên. Cây điều có bộ rễ phát triển gồm rễ trụ, rễ ngang và rễ cám, rễ trụ đâm sâu xuống tầng đất dưới để lấy và dự trữ nước cho cây. Đồng thời rễ giúp cây chống chịu gió lớn, rễ ngang giữ cho cây thăng bằng, hút nước, hút dinh dưỡng, rễ cám mọc từ rễ ngang có nhiệm vụ hút dinh dưỡng, hút nước, trao đổi với không khí.

Rễ cám tập trung ở tầng đất mặt từ 0 – 35cm, phân bố quanh tán cây trở vào, gần gốc số lượng rễ cám rất ít. Về mùa mưa rễ cám sinh trưởng phát triển mạnh, thường ngoi lên mặt đất để lấy không khí, lấy nước và hút dinh dưỡng.

Trong điều kiện quảng canh, năng suất thấp điều cần ít dinh dưỡng chủ yếu được lấy từ đất và một phần nhỏ từ không khí thông qua mưa, sấm sét. Tuy nhiên để đạt năng suất cao thì nhu cầu dinh dưỡng của cây điều lại cần lớn. Theo kết quả nghiên cứu khoa học cây điều cần những yếu tố dinh dưỡng như sau:

– Nhu cầu đạm (N): Ở thời kỳ kiến thiết cơ bản đạm giúp cho cây tăng trưởng, ra chồi, tạo cành lá, tán cây; ở thời kỳ kinh doanh đạm giúp cho cây sinh sản trái, nuôi trái lớn, nuôi cành để tạo trái năm sau. Đối với cây điều cao tuổi trên 30 năm thì nhu cầu đạm có chiều hướng tăng. Tuy nhiên nếu bón quá nhiều đạm làm cho điều sinh sản chậm, trái không đồng đều, chất lượng nhân giảm sút.

– Nhu cầu về lân (P2O5): Ở giai đoạn cây con cành ghép, kiến thiết cơ bản lân giúp cho việc ra rễ thuận lợi, tăng khối lượng rễ cám để hấp thụ dinh dưỡng, lân còn là dinh dưỡng quan trọng để cây điều ra hoa đậu trái cao, thiếu lân bộ rễ ngắn, chậm phát triển, cây còi cọc, tán lá bé, quang hợp ánh sáng giảm sút. Hiện hầu hết đất trồng điều đều rất nghèo lân, việc bón phân lân cho điều là cực kỳ cần thiết.

– Nhu cầu kali (K2O): Cây điều cần kali không nhiều bằng đạm, kali chủ yếu có vai trò quan trọng đối với điều kinh doanh (thời kỳ cho quả). Bón đủ kali trái tăng trưởng nhanh, trọng lượng 100 hạt tăng, chất lượng hạt tốt.

– Nhu cầu về vôi (CaO): Vôi có tác dụng khử chua, nâng cao độ pH thích hợp cho cây điều từ 5 – 6,5. Các loại đất trồng điều hầu hết là chua (pH dưới 4,5). Nếu không được bón vôi thì cây sinh trưởng phát triển chậm, bản lá mỏng, sức đề kháng sâu bệnh kém ảnh hưởng đến năng suất.

– Nhu cầu về magie (MgO): Cây điều rất cần ánh sáng và ánh sáng mạnh để quang hợp, đủ magie giúp cho bộ lá tổng hợp tốt các chất dinh dưỡng, nâng cao hiệu suất quang hợp. Thiếu magie khiến hiệu suất quang hợp của cây giảm, hạt mẩy thấp, năng suất ảnh hưởng nghiêm trọng.

– Nhu cầu các yếu tố vi lượng (kẽm, bo): Kẽm và bo được xem là các yếu tố vi lượng quan trọng nhất đối với cây điều. Trong tất cả các mẫu phân tích hạt điều đều có mặt của kẽm và bo. Những hạt điều cho năng suất chất lượng cao thì hàm lượng kẽm và bo cũng cao hơn. Bởi vậy bón phân chứa kẽm và bo có tác dụng rõ rệt trong việc nâng cao chất lượng hạt điều như độ thơm, độ ngậy đặc trưng.

Thay đổi thói quen nhờ phân Văn Điển

Khảo sát trên 100 nhà vườn trồng điều ở Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Quảng Nam cho thấy hầu hết các nhà vườn sử dụng phân bón cho cây điều còn theo cảm tính, ít hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng của cây điều cũng như thành phần tính chất của các loại phân bón, đặc điểm thổ nhưỡng nên sử dụng phân còn mang tính chất tập quán như dùng phân đơn và nặng về phân đạm.

Một số địa phương cũng đã sử dụng phân hỗn hợp nhưng chủ yếu là những loại phân ít thành phần dinh dưỡng, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cây điều nên năng suất chưa ổn định, chất lượng hạt chưa cao. Nhiều năm qua bà con nông dân ở các tỉnh Bình Phước, Gia Lai, Kon Tum… tiếp cận phân bón Văn Điển cho cây điều đã mang lại kết quả vượt trội.

Phân bón Văn Điển lý tưởng cho cây điều: Các dòng sản phẩm được sử dụng cho cây điều gồm Phân lân Văn Điển và Phân đa yếu tố NPK Văn Điển:

+ Lân Văn Điển: Có thành phần dinh dưỡng P2O5 = 16%, vôi (CaO) = 30%, Magie (MgO) = 15%, Silic(SiO2) = 24% và vi lượng kẽm (Zn) = 0,4%, Bo (B)= 0,2%, sắt (Fe) =0,4%, Magan (Mn) = 0,02%, Coban (Co) = 0,02%.

+ Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK 12.5.10 Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: N = 12%, P2O5 = 5%, K2O = 10%, CaO = 5%, MgO = 2%, SiO2 = 4%, S = 11% và 6 chất vi lượng Zn, B, Fe, Cu, Mn, Co. Tổng dinh dưỡng đạt 49%.

+ Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK 12.8.12 Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: N = 12%, P2O5 = 8%, K2O = 12%, CaO = 15%, MgO = 8%, SiO2 = 13%, S = 3% và 6 chất vi lượng Zn, B, Fe, Cu, Mn, Co. Tổng dinh dưỡng đạt 71%.

– Đối với điều kiến thiết cơ bản được bón lót cho mỗi hố trồng 2 kg lân Văn Điển và 10 – 15 kg phân hữu cơ trước khi đặt cành ghép. Sau đó bón thúc hàng năm (kg/cây). Năm thứ nhất bón 0,8 – 1kg ĐYT NPK 12.5.10 Văn Điển, năm thứ hai bón 1,2 – 1,5 kg ĐYT NPK 12.5.10 Văn Điển, năm thứ ba bón 1,5 – 2kg ĐYT NPK 12.5.10 Văn Điển, lượng phân trên được chia bón từ 3-4 lần theo đường chiếu vành tán của cây.

Đối với điều kinh doanh từ năm thứ 4 trở đi bước vào thời kỳ kinh doanh sử dụng ĐYT NPK 12.8.12 Văn Điển theo các đợt bón: Sau thu hoạch 20 – 30 ngày bón 1,5 – 2 kg lân Văn Điển + 1,5-2 kg ĐYT NPK 12.8.12 Văn Điển; bón đợt giữa mùa mưa 1 – 1,5kg ĐYT NPK 12.8.12 Văn Điển và đợt cuối mùa mưa bón 1 -1,5 kg ĐYT NPK 12.8.12 Văn Điển.

Cách bón: Xới đất quanh gốc, cách gốc 60 – 80cm, tạo rãnh sâu 15cm, rộng 25cm theo đường chiếu vành tán lá, rải phân sau đó vùi đất kín phân, đối với điều trên 15 năm tuổi bón tăng từ 10 – 15% so với lượng phân trên.

+ Cây điều được bón phân Văn Điển lá dày, xanh sáng, hồi phục nhanh sau thu hoạch, ra hoa đậu trái cao, tỷ lệ nhân đạt cao, năng suất vượt trội. Đặc biệt, cây rất ít sâu bệnh do phân bón Văn Điển cung cấp đầy đủ cân đối tất cả các yếu tố dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

+ Trong phân bón Văn Điển, ngoài các chất đa lượng NPK còn có vôi đến 30%, magie chiếm đến 15%, silic 24%, lưu huỳnh 11% và đầy đủ 6 yếu tố vi lượng làm cân bằng lại dinh dưỡng trong đất, cung cấp từ từ cho việc hấp thu dinh dưỡng của cây điều, đặc biệt nâng cao sức chống hạn ở giai đoạn mùa khô. Nông dân ở các địa phương sử dụng phân bón Văn Điển cho cây điều đều có nhận xét, phân bón Văn Điển thực sự lý tưởng để nâng cao năng suất chất lượng hạt điều.

+ Theo các kết nghiên nghiên cứu, phân tích của các nhà khoa học đã được công bố, để có được 1 tấn nhân hạt, cây điều cần các khối lượng, thành phần dinh dưỡng như sau: 80 – 85kg N, 35 – 40kg P2O5, 50 – 55kg K2O, 25 – 40kg CaO, 15 – 20kg MgO, 1,25kg Zn và 0,56kg Bo.

– Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon– Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

– Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

– E-mail : vandienfmp@gmail.com

– Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

                                                                                                        Nguồn : nongnghiep.vn

Bài viết liên quan

Cụm thi đua số 2 tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

Ngày 02 tháng 12 năm 2024, tại Công ty cổ phần Phân lân nung...

Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão

Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...