Làm gì để “đếm tiền mỏi tay” từ rau màu vụ đông ưa lạnh?

 

  Hành, khoai tây, xu hào, bắp cải… là những cây vụ đông ưa thời tiết lạnh thường được trồng ở miền Bắc vào dịp cuối năm. Để giúp nhà nông có mùa thu hoạch “đếm tiền mỏi tay” và đón Tết Nguyên đán sung túc, đừng quên chăm sóc cây bằng phân bón chuyên dùng NPK Văn Điển.

Thu hoạch khoai tây vụ đông 2018 ở Quế Võ (Bắc Ninh). Ảnh Duy Cảnh.

  Khoai tây có nguồn gốc vùng ôn đới, cùng với cây hành vốn ưa khí hậu lạnh, sinh trưởng tốt trong khoảng nhiệt độ từ 16 – 20 độ C. Nhiệt độ thấp thì làm củ tốt, năng suất cao; nhưng  nếu gió Đông nhiều, trời ấm thì củ bé, lá nhiều, cây nhanh hỏng lá nhất là khi sương mù, ẩm độ không khí cao. Do vậy miền Bắc nên trồng các loại cây màu ưa lạnh vụ đông khi thời tiết bắt đầu hơi se lạnh. Khoai rất cần đất tơi xốp, nhiều mùn, nhiều phân hữu cơ.

  Rễ hành, rễ xu hào, rễ bắp cải…. thuộc bộ rễ chùm, phát triển nhiều đợt, song rễ yếu, chỉ phát triển trên lớp đất thoáng khí và nhiều mùn, đủ dinh dưỡng. Các giống hành, rau màu có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất có pH 6-7, nhưng tốt nhất là đất phù sa, thoát nước tốt. Do vậy, đất trồng hành, khoai tây rau màu vụ lạnh tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất pha cát, nhất là đất được luân canh với cây lúa nước.

Kỹ thuật làm đất, bón phân

  Trên đất hai vụ lúa, chọn khu đồng chủ động tưới tiêu, chân đất cát pha, thịt nhẹ. Trước khi thu hoạch lúa mùa 1 – 2 tuần cần tháo nước để ruộng lúa khô vừa phải thuận lợi cho việc gặt lúa đồng thời làm đất nhẹ nhàng.Đất được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại rồi lên luống, bón phân lót.

  Việc canh tác bằng phân bón là tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển cân đối, đẻ nhánh vừa phải, củ to, chắc củ, chất lượng tốt. Do vậy phải đảm bảo cung cấp đúng lúc, đúng vị trí cần thiết một cách đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng.

  Cùng với các chất đa lượng NPK , các chất canxi (vôi), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic (Si) cùng các chất vi lượng kẽm (Zn), bo (B), coban (Co), mangan (Mn)… vốn rất thiết yếu cho cây rau màu. Nếu nhà nông bón phân hóa học, bón không cân đối (nhiều nơi bón quá nhiều phân lân Super và đạm ) thiếu phân hữu cơ, nhất là thiếu nhiều khoáng chất trung, vi lượng cần thiết, dẫn tới năng suất không cao, sâu bệnh nhiều mà chất lượng rau màu, củ quả thấp.

  Nhưng bà con nông dân không cần phải quá lo lắng vì nhiều loại phân không nhớ nổi. Trên thị trường hiện nay đã có một loại phân bón có đủ tất cả các yếu tố dinh dưỡng nói trên: Phân đa yếu tố (đa yếu tố) NPK Văn Điển đồng thời cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK), và trung vi lượng rất cần thiết cho cây màu mà các loại phân bón thông thường không có.

  Theo hướng dẫn của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một chuyên gia về sử dụng phân bón, để thâm canh cây màu đạt hiệu quả cao có thể sử dụng các loại sản phẩm phân bón sau:

Phân ĐYT NPK 5:10:310:7:3; 8:8:4  + TE… chuyên bón lót.

Phân ĐYT NPK 22:5:11, 12:5:10, 13:3:13+TE , 12:12:17, dùng bón thúc.

Riêng phân ĐYT NPK 12:12:17 có hàm lượng dinh dưỡng kali cao và được sản xuất bằng kali Sun phát nên rất tốt cho các loại nông sản nhiều tinh dầu như hành, tỏi.

Bao bì phân bón ĐYT NPK công thức 12-12-17 (dạng viên). Ảnh tư liệu.

ch bón phân ĐYT NPK cho cây màu ưa lạnh

Từ nghiên cứu và kinh nghiệm của mình, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh đề xuất công thức bón phân cho cây màu ưa lạnh như sau:

– Bón lót: Phân chuồng hoai muc khoảng 5- 6 tạ/sào và 25 – 30kg ĐYT  NPK chuyên bón lót… Đặc biệt với cây hành, nếu thiếu phân chuồng mục thì phải bón thêm tro bếp và tăng ĐYT NPK của Văn Điển

  Sau khi cày bừa kĩ, lên luống rồi bón phân lót. Rải đều phân chuồng và phân đa yếu tố NPK lên mặt luống  rồi đảo đều vào lớp đất nông mặt luống, sau đó san phẳng rồi trồng hành, trồng rau màu. Bón phân lót cho khoai tây có thể bón theo hốc hoặc theo rạch.

  Không nên bỏ phân thành từng mô nhỏ rồi cắm củ hành, củ khoai tây trực tiếp trong mô phân, vừa gây thất thoát phân khi thời tiết bất lợi (mưa, nắng), vừa có nguy cơ lớn gây thối rễ, thối củ giống, nhất là bệnh vi khuẩn héo xanh thời kỳ cây con mới nhú vượt khỏi mặt rạ..

Sau khi trồng xong, phủ rơm rạ kín luống rồi tưới đẫm nước trên mặt luống; tiếp tục giữ đủ ẩm đến khi cây mọc.

Khi cây rau bén rễ hồi xanh có thể bón nhử bằng phân đạm pha loãng.

Khi cây màu mọc 3-4 lá thật thì có thể tưới rãnh kết hợp bón phân thúc  Tùy cây trồng mà cân đối lượng phân và số lần bón thúc, kết hợp  xới xáo, vun gốc, vun luống…

Với cây hành

  Phân đa yếu tố  NPK 12:5:10 của Văn Điển được bổ sung một số phụ gia nên dễ tan hơn sản phẩm NPK 5:10:3; chỉ cần ngâm nước 15-20 phút thì có thể hòa loãng tưới bình thường.  Tùy điều kiện thâm canh và mức sinh trưởng của cây hành mà hòa khoảng 20 – 25kg NPK 12:5:10, 12:12:17 tưới cho 1 sào; tưới 3-4 lần như sau:

– Lần đầu: Khi cây hành bật khỏi mặt rạ khoảng 10cm -12cm (15-20 ngày sau trồng). Tưới thúc khoảng 5 – 7kg NPK .

 Lần 2 sau lần 1 khoảng 15-20 ngày. Tưới thúc khoảng 7-8kg NPK

 Lần 3 khi hành bắt đầu xuống củ ( sau trồng 55-60 ngày), tưới thúc khoảng 8-10 kg NPK , kết hợp tỉa hành (nếu cần).

Sau lần 3 khoảng 7-10 ngày, nếu nhiệt độ cao có thể rắc thêm tro bếp và hạn chế tưới nước vừa giúp nhanh xuống củ vừa tránh cây sinh trưởng trở lại.

Với cây khoai tây

  Thông thường, khi cây khoai cao 15 – 20 cm, xới nhẹ, rải 10-12 kg phân thúc  xung quang gốc khoai, cách gốc 7-10cm, xáo nhỏ đất rãnh rồi vun; lần này là vun đè dây: Tay trái đưa vào giữa khóm khoai rồi xòe dần các ngón tay để tay phải đưa đất vào giữa khóm khoai (khỏang giữa các thân cây), nhằm đè thân xuống, tạo điều hiện cho ra nhiều cành địa. Sau đó vun tiếp cho cao luống.

  Sau bón thúc đợt 1 khoảng 15 – 20 ngày, lúc này khoai tây đã được 40 – 45 ngày tuổi thì tiến hành bón thúc đợt 2, rải 10-12kg phân chuyên thúc vào  giữa 2 khóm khoai và vun luống lần cuối, vét sạch đất ở rãnh luống, vun cho luống to và cao để lấp đất vùi sâu các cành địa, tạo cho khoai có nhiều củ, khi củ to  không bị trồi lên mặt đất sẽ bị lục hóa vỏ củ.

Một số lưu ý quan trọng

  Trong quá trình chăm sóc, không nên tưới trực tiếp nước phân vào cây trồng dễ tạo điều kiện cho cây nhiễm bệnh nấm, vi khuẩn… Tốt nhất, nên tưới phân vào giữa các hàng trong luống.

  Trong điều kiện trời âm u hoặc mưa ẩm, nhiều sương, nhiệt độ không khí thấp trên dưới 20 độ C, các bệnh sương mai, đốm khô lá hành ,cháy xém và thối  thân lá khoai tây dễ phát triển phá hại. Trái lại trong điều kiện mùa đông ấm, nhiệt độ cao hơn 25 độ C, các bệnh thán thư, thối gốc, lở cổ rễ, bệnh thối ướt vi khuẩn sẽ phá hại nặng hơn. Do vậy cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nhất là trong thời kỳ mưa nhiều vừa tiêu thoát nước vừa phòng trừ sâu bệnh kịp thời, đạt hiệu quả cao.

  Nông dân các vùng trồng rau màu ở Thái Bình, Hải dương, Nam Định… sử dụng phân chuyên dùng Văn Điển có đầy đủ cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng đã giúp cho cây trồng thân mập, khỏe, sinh trưởng và phát triển cân đối, thân lá tươi tốt đến cuối vụ, sức chống chịu cao. Vì vậy cây rất ít bị sâu bệnh, nhất là bệnh sương mai và bệnh ghẻ củ. Phân bón này đã tạo cho hành, khoai tây sai củ, củ lớn nhanh, cỡ củ đồng đều, tỷ lệ củ to cao, mẫu mã đẹp và vỏ củ dày, ít bong tróc khi thu hoạch, chất lượng, hương vị, tinh bột củ được đánh giá cao, được người tiêu dùng rất ưa chuộng, hàng hóa dễ bán hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng.

 Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

 Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

 E-mail : vandienfmp@gmail.com

↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

 

                                                                                                                                Trọng Hòa – Nam Phong

                                                                                                                              Nguồn : Langmoi.vn

 

Bài viết liên quan

Tài liệu họp đại hội cổ đông thường niên 2024

– Xin mời quý vị nhấn vào link sau để đọc tài liệu : 20240327...

BCTC đã kiểm toán 31-12-2023

– Xin mời quý vị nhấn vào link sau để đọc tài liệu : BCTC...

CBTT số 155, 156 BC tài chính

– Xin mời quý vị nhấn vào link sau để đọc tài liệu : CBTT...

Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển: Âm vang khúc ca người thợ năm 2024

Công ty Cổ phần Phân lân Văn Điển tổ chức Hội diễn văn nghệ...