Lúa mùa các xứ Thanh – Nghệ – Tĩnh “thèm ăn” những món gì?

Hà Nội , ngày 24 tháng 07 năm 2019

 

Thời tiết vụ mùa vùng Thanh, Nghệ, Tĩnh (Bắc Trung Bộ) thường nắng nhiều, nhiệt độ cao nhất trong năm, lượng nước bốc hơi lớn thường gây hạn cục bộ đầu vụ. Vì vậy, kỹ thuật bón thúc bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho lúa cần chú ý, nếu không muốn “mất ăn”

Thời vụ lúa vụ mùa vùng này thường gieo sạ, cấy sớm vào trung tuần tháng Sáu hàng năm trở đi nhằm né lũ bão cuối vụ. Tuy nhiên, cây lúa vụ này cũng thường gặp mưa, giông lốc đầu vụ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây lúa, gây ngập úng ở thời kỳ lúa đẻ nhánh, thậm chí ngã đổ khi cây còn non trong nước.

 

Một người nông dân Hà Tĩnh vui mừng vì thắng vụ lúa mùa. Ảnh minh hoạ: Gia Bách.

Về đất đai, sau thu hoạch lúa vụ đông xuân lại gieo cấy ngay, đất không được “nghỉ”, gốc, thân cây lúa bừa vùi phân hủy, sản sinh nhiều, chất độc, chua nếu không được xử lý dễ gây ngộ độc bộ rễ non lúa mới cấy hoặc lúa mới gieo sạ. Theo nghiên cứu của Viện khoa học Nông lâm nghiệp vùng Bắc Trung B, hầu hết đất ở vùng này chua, thiếu vôi (pH < 4,5), nghèo lân, nghèo silic, nghèo dinh dưỡng vi lượng. Do địa hình phân cắt, các vùng trồng lúa chạy dọc theo biến dốc nên rửa trôi mạnh nhất là mùa mưa, nên đất bạc màu dung tích hấp thu thấp.

Khắc phục lối bón phân không cân đối

Theo nhận xét của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ khuyến nông tỉnh Thái Bình – do hiểu biết còn hạn chế về thổ nhưỡng, phân bón nên người nông dân sử dụng phân bón cho cây lúa vụ mùa thường không cân đối. Tỷ lệ đạm trong kết cấu dinh dưỡng của cách bón cũ vẫn cao, nhiều nơi dùng phân đơn, không ít nơi dùng phân hỗn hợp, chỉ có 3 thành phần N, P, K, hầu như thiếu vôi, silic, megie, vi lượng. Trong điều kiện thời tiết vụ mùa, đặc điểm đất đai của vùng Bắc Trung Bộ thì việc đầu tư phân bón không đầy đủ, cân đối tất cả các yếu tố dinh dưỡng mà cây lúa cần dễ dẫn đến cây lúa sinh trưởng thân lá mạnh, tích lũy chất khô thấp, năng suất thấp.

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học (cũng như thực tiễn) đã chỉ ra: Thời kỳ chăm bón cho cây lúa quan trọng nhất là giai đoạn bón thúc đẻ nhánh. Thời kỳ lúa đẻ nhánh sử dụng đến 80% tổng dinh dưỡng cây cần cả vụ. Do tăng chồi (nhánh), tăng lá, tăng cao cây, đường kính thân, tích lũy chất khô vào thân để đủ dinh dưỡng cho giai đoạn làm đòng, cây lúa lấy đi các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu đạm (N), Kali (K), Vôi (CaO), Lân (P2O5), Silic (SiO2), Magie (MgO), lưu huỳnh (S) cùng nhiều chất vi lượng.

Khi đầu tư phân bón có chứa đầy đủ các loại dinh dưỡng cây lúa cần thì cây khỏe, đẻ nhánh sớm, nhánh hữu hiệu cao, cứng cây, dầy lá, kháng sâu bệnh, hạn chế ngã đổ khi gặp mưa dông, lốc và cho năng suất.

Ba loại phân bón Văn Điển không thể bỏ qua

Trong nhiều năm qua Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đã tiến hành nhiều thực nghiệm đồng ruộng ở Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Bón phân đa yếu tố (ĐYT) NPK cho lúa vụ đông xuân cũng như vụ mùa khép kín từ phân lót đến phân thúc chuyên dùng, kết quả các thực nghiệm, ruộng trình diễn đến cánh đồng mẫu lớn đều cho kết quả tốt được người nông dân tiếp cận lan tỏa sử dụng, nhiều nơi đã trở thành tập quán. Phân bón ĐYT NPK Văn Điển có điểm khác biệt so với các loại phân bón khác là: Đầy đủ nhất, toàn diện các loại chất dinh dưỡng mà cây lúa cần, một số dòng sản phẩm phân bón thúc lúa Văn Điển:

Phân bón Văn Điển đã trở nên quen thuộc với bà con nông dân các tỉnh Bắc Trung Bộ. Ảnh Tư liệu.

+ ĐYT NPK 16.5.17 có thành phần dinh dưỡng: N = 16%, P2O5 = 5%, K2O = 17%, vôi (CaO) = 8%, silic (SiO2) = 7%, magie (MgO) = 5%, lưu huỳnh (S) = 2% và 6 chất vi lượng: Bo (B), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Đồng (Cu), Coban (Co)… Tổng dinh dưỡng cây lúa sử dụng đến 60%.

+ ĐYT NPK 13.3.10 có thành phần dinh dưỡng: N = 13%, P2O5 = 3%, K2O = 10%, vôi (CaO) = 6%, silic (SiO2) = 6%, magie (MgO) = 2%, lưu huỳnh (S) = 2% và 6 chất vi lượng: Bo (B), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Đồng (Cu), Coban (Co)… Tổng dinh dưỡng cây lúa sử dụng đến 42%.

+ ĐYT NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng như sau: N = 12%, P2O5 = 5%, K2O = 10%, vôi (CaO) = 7%, silic (SiO2) = 6%, magie (MgO) = 1%, lưu huỳnh (S) = 2% và 6 chất vi lượng: Bo (B), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Đồng (Cu), Coban (Co)… Tổng dinh dưỡng cây lúa sử dụng đến 43%.

Cả ba dòng sản phẩm trên bà con nông dân các tỉnh Thanh, Nghệ, Tĩnh đang sử dụng bón thúc cho lúa.

Bón phân tốt nhất vào buổi chiều mát, tạnh ráo

Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự khuyến cáo: Đối với lúa vụ mùa hiện nay đang thời điểm bón thúc lúa đẻ nhánh, những vùng bị hạn khi có mưa thì bón thúc ngay. Đối với dòng sản phẩm ĐYT NPK 16.5.17 lượng bón cho 1 sào (sào = 500m2) là: 15 –  20kg, bón một đợt cho lúa sau cấy 10 – 12 ngày (bắt đầu đẻ nhánh) nếu ruộng hạn thiếu nước thì khi có nước thì thúc ngay để cây lúa có dinh dưỡng đẻ nhánh. Nếu bà con sử dụng dòng sản phẩm ĐYT NPK 10.3.10 hoặc ĐYT NPK 12.5.10 thì lượng bón 20 – 25 kg/sào. Thời điểm bón phân tốt nhất vào buổi chiều mát tạnh ráo. Đối với các chân ruộng gieo sạ thì lúa có 4 lá thời kỳ dặm tỉa dịch cây thì bón thúc ngay một lần bón, hạn chế bón đón đòng, nuôi đòng vì lúc này thời tiết diễn biến phức tạp dễ xảy ra mưa, giông, lốc, gây tổn thương cho bộ lá đòng, dễ xâm nhiễm bạc cháy lá lúa.

Các dòng sản phẩm phân bón thúc đa yếu tố NPK Văn Điển rất cân đối ba yếu tố dinh dưỡng đạm, lân, kali, thỏa mãn cho cây lúa đẻ nhánh, có lượng vôi cao 6 – 8% tác dụng khử chua đất vùng rễ, tạo điều kiện môi trường pH thích hợp cho rễ cây phát triển đồng thời cung cấp vôi cho cây, chất silic từ 6 – 7% giúp cho cây lúa cứng thành mạnh vỏ bẹ thân, phiến lá, cứng cây, dày lá, kháng các loại sâu bệnh, đặc biệt bệnh bạc lá lúa vụ mùa, đồng thời chống đổ ngã khi gặp thời tiết mưa to gió lớn. Còn các chất magie, lưu huỳnh, giúp cho cây lúa tăng hiệu suất quang hợp của lá, các chất vi lượng tham gia hình thành các hệ thống men để cấu tạo hạt gạo ngon.

Các vùng đất lúa ở Thanh, Nghệ, Tĩnh được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển sau nhiều năm sẽ cân bằng lại dinh dưỡng, hình thành hệ thống keo đất tốt hơn, tơi xốp thông thoáng, giảm độ chua do lượng vôi bón vào, tăng hàm lượng silic hữu cơ trong đất. Sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển lợi ích kép tăng năng suất lúa bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.

– Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

– Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

– Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

– E-mail : vandienfmp@gmail.com

– Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

 

                                                                                                                                  Nguồn : langmoi.vn

Bài viết liên quan

CBTT số 155, 156 BC tài chính

– Xin mời quý vị nhấn vào link sau để đọc tài liệu : CBTT...

Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển: Âm vang khúc ca người thợ năm 2024

Công ty Cổ phần Phân lân Văn Điển tổ chức Hội diễn văn nghệ...

Phân bón Văn Điển – lựa chọn thông thái của nông dân thời đại 4.0

Những ngày đầu xuân, năm mới Giáp Thìn ở các tỉnh phía Bắc có...