Phân Lân nung chảy dạng bột mịn ( 15%-19% )

Chi tiết sản phẩm

I. ĐẶC ĐIỂM :

1. Hình dạng, màu sắc:

– Tinh thể rắn.

– Dạng bột, tỷ trọng 1,8 Kg/dm3.

–  Không mùi; Màu : xám trắng, tro xanh, tro đen.

2. Hình dạng vỏ bao:

– Sản phẩm được đóng gói trong bao dệt nhựa PP : 25kg, 50kg, 1000kg  tùy theo yêu cầu của khách hàng. 

3. Đặc tính kỹ thuật:

–  Công thức : Ca3(PO4) 3 

–  Trọng lượng phân tử :  405g/ mol

–  Điểm nóng chảy           1400oC – 1500oC

–  Là phân mang tính kiềm : PH = 8 – 8,5.    

–  Không tan trong nước, tan trong a xít Ci tríc 2% ( tương ứng với nhựa rễ cây tiết ra )

– Thành phần chủ yếu của phân lân nung chảy gồm : P2O5min15%; MgOmin 14%, CaOmin26%, SiO2min24%; ngoài ra còn có các chất vi lượng khác như : Fe, Al, Mn, Mo, Cu, Co ….

– Thành phần hạn chế: hàm lượng cadimi ≤ 12,0 (mg/kg hoặc ppm).

4. Mã số sản phẩm:

– MSPB 04752 theo QĐ số 049/QĐ-BVTV-PB ngày 16/4/2018.

– TCCS 12:2012/KT-PLVĐ

II . Công Dụng.

– Cung cấp cân đối đồng thời các chất dinh dưỡng đa lượng , trung lượng , vi lượng cho cây trồng . 

– Thúc đẩy quá trình ra rễ nảy mầm , quá trình tổng hợp đường bột của cây 

– Tăng khả năng cứng cây ,chống đổ , chịu hạn , chống sâu bệnh , chịu đựng bất thuận của thời tiết 

III: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

Không hòa nước để tưới.

Bón lót sâu, vùi phân.

Lúa, ngô, màu: (600-700) kg/ha/vụ.

Cây lâu năm: (0,5-1) kg/ 1 tuổi cây/năm

Không dùng cho động vật, người

Mang trang bị bảo hộ lao động khi sử dụng.

Mức bón : Lượng bón phụ thuộc vào từng loại cây, trên từng loại đất. Đối với lúa và các cây ngắn ngày bón bình quân 17 – 25 kg/sào. Đối với các cây lâu năm : Cà phê, chè, cam, quýt, nhãn, vải…khi mới trồng bón lót 1 – 2 kg/cây, chăm bón hàng năm 0,5 kg/1 tuổi cây. Chú ý phải bón cân đối đạm, lân, kali mới đảm bảo năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.

Cách bón : Đối với lúa và các cây ngắn ngày tốt nhất là bón lót, còn với cây trồng lâu năm thì đào rãnh xung quanh gốc cây theo tán lá, rải phân xuống rồi lấp đất kín phân.

IV: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN:

1. An toàn sản phẩm:

2. a) Mối nguy hiểm đến sức khỏe: Phân lân Nung chảy Văn Điển thân thiện với môi trường ( Do không tan trong nước, không tự phân hủy sinh khí độc ), sử dụng rất an toàn cho người và động, thực vật.

– Hít phải: Không có nguy hiểm điều kiện bình thường.

– Tiếp xúc với da:

        + Không độc;

        + Có thể bị gai silic đâm vào da gây ngứa khó chịu ( Khuyến cáo khi sử dụng phải mang găng tay cao su bảo vệ ).

– Tiếp xúc mắt: Hơi gây khó chịu cho mắt ( Giống bụi si líc tiếp xúc mắt ) .

b). Nồng độ tối đa cho phép ( Bụi ): Bụi toàn phần  ≤ 8 mg /m3 (Theo quyết định của bộ y tế Việt Nam số : 3733/2002/QĐ-BYT, ngày 10 tháng 10 năm 2002).

c) Mối nguy hiểm do cháy, nổ: FMP không gây nguy cơ cháy nổ.    

d) Thiết bị bảo hộ: Khi làm việc với nồng độ cao của bụi FMP, sử dụng:

– Khẩu trang ngăn bụi.

– Mang găng tay thích hợp.

– Sử dụng kính chắn bụi.

e) Trình tự sơ cứu :

– Nếu bị gai silic trong sản phẩm FMP đâm vào da: Rửa sạch các khu vực bị ảnh hưởng với acid citric 2% hoặc nước chanh.

– Nếu bụi FMP  tiếp xúc với mắt:

        + Dùng nước rửa cho đến khi mắt dừng bị kích thích.

        + Có được chăm sóc y tế một cách nhanh chóng.

3. Yêu cầu về bảo quản và cất trữ :      

– Bảo quản nơi khô ráo.

– Không đặt trực tiếp trên sàn nhà ẩm ướt. Xếp trên giá hoặc trên nền nhà khô có lớp ni lôn cách ẩm.

– Xếp bao ở trong kho, dật cấp, cách tường 0,5 mét.

—>Xem thêm các bài viết hướng dẫn bón phân :

1. Chăm bón rau sạch theo hướng hữu cơ bằng phân khoáng

2. Hiệu quả bón phân Văn Điển cho cây dâu tằm

3. Lúa ở Tây Nguyên khỏe hơn khi “ăn” NPK Văn Điển

4. Chăm bón cây lạc bằng phân đa yếu tố Văn Điển

5. Bón phân Văn Điển: Vải thiều Lục Ngạn được mùa kép

6. “Hồi sức” cho cây vải sau thu hoạch bằng phân bón Văn Điển

7. Thúc quả cho cây cam bằng “món ngon khó cưỡng”