Vì sao cây chuối “đắm đuối” nguồn dinh dưỡng này?

Hà Nội , ngày 10 tháng 10 năm 2019 

 

  Trong mỗi hạt phân đa yếu tố NPK Văn Điển đều chứa đủ 13 loại dinh dưỡng, vượt trội so với các loại phân bón NPK thông thường về mặt dinh dưỡng. Hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu của cây chuối, nhà nông mới có thể thu về những “buồng vàng”.

 

Người dân thu hoạch chuối tại bàn xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Ảnh minh hoạ. Minh Sơn.

Cây chuối có thể trồng trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất là trên đất phù sa có tầng mặt dày trên 0,5m, tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt. Độ pH đất phù hợp cho chuối phát triển từ 5,0 -7,0. Nếu đất chua pH dưới 5, cây chậm phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng quả độ ngọt, độ thơm kém. Không nên trồng chuối ở những nơi thường xảy ra bão, lụt, vì chuối là cây thân thảo, bộ lá rộng nên dễ đổ ngã khi gặp gió lớn.

Yêu cầu dinh dưỡng của cây chuối

– Đạm (N) là yếu tố dinh dưỡng quan trọng giúp cho cây sinh trưởng phát triển thân, lá các bộ phận non, đạm ảnh hưởng đến phân hóa mầm hoa và hình thành hoa cái. Nếu thiếu đạm, lá chuối ra chậm, cây còi cọc, buồng ít nải. Bón đủ đạm cây chuối khỏe phát triển cân đối, bón quá thừa đạm cây yếu, lá xanh mỏng tích nước, quả chậm chín, nhạt, màu vở quả xấu, sức đề kháng sâu bệnh kém, dễ nhiễm bệnh.

– Kali (K): Cây chuối cần nhiều kali ở thời kỳ phân hóa mầm hoa, sau đậu quả, quá lớn và chín, thiếu kali, cây gầy, yếu, dễ đổ, mép lá khô như cháy, quả chất lượng thấp, độ ngọt kém, vỏ quả nhiều vết xạm đen.

– Lân (P): Đủ lân thì cây phát triển bộ rễ dài, to, hấp thụ được nhiều dinh dưỡng, rễ cây chuối thường to, mập, cần rất nhiều lân, thiếu lân bộ rễ ngắn, còi cọc, giảm năng suất chất lượng quả.

– Vôi (CaO): Cây chuối cần nhiều vôi cho sự phát triển và tích lũy vào quả, đồng thời vôi cũng khử chua đất, tăng độ pH là phù hợp nhu cầu của cây chuối. Thiếu vôi, cây chuối hấp thụ dinh dưỡng bị ngừng trệ, còi cọc, thân lá ít, giảm năng suất, đặc biệt dễ mắc bệnh. Cung cấp đủ vôi rất tốt cho cây sinh trưởng phát triển. Hiện nay đất trồng chuối hầu hết là chua, bởi vậy bón vôi, hoặc phân có chứa vôi là yếu tố quan trọng nâng cao năng suất quả.

– Magie (MgO): Cây chuối có hệ số lá quang hợp rất lớn nên cần nhiều magie để tạo thành diệp lục tố, hầu hết đất trồng thiếu magie. Bởi vậy phân có magie là biện pháp bổ xung trực tiếp dinh dưỡng cho cây hình thành bộ lá và nâng cao hiệu suất quang hợp ánh sáng. Chuối đủ magie, lá dày, bản lá vươn quang hợp ánh sáng tốt, tổng hợp nhanh dinh dưỡng góp phần nâng cao năng suất chất lượng quả. Nếu thiếu magie bản lá nhỏ, lá non thường xoăn nõn ảnh hưởng đến quang hợp của cây.

– Silic (SiO2) : Về dinh dưỡng, cây chuối không cần silic nhiều, nhưng sự phát triển bộ rễ tơ cần vùng đất thông thoáng lưu thông không khí, silic đóng vai trò làm tơi xốp thông thoáng để bộ rễ tơ phát triển. Khi bón phân có silic, phấn lá phát triển, lớp cutin hình thành dưới mặt lá hạn chế bốc thoát hơi nước giúp cho cây chống hạn tốt hơn rất nhiều.

Thực trạng của hầu hết đất trồng chuối hiện nay

Bên cạnh nhu cầu về dinh dưỡng đa lượng và trung lượng, các chất vi lượng như Bo (B) và Kẽm (Zn) là yếu tố vi lượng cần thiết nhất đối với cây chuối. Người ta tìm thấy chúng trong quả, trong thân  và mầm hoa, khi có đủ B và Zn thì chất lượng quả cao, mùi thơm đặc trưng.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy: Để có được 10 tán chuối cả buồng cây đã lấy đi từ đất số lượng các chất dinh dưỡng: 17 kgN; 4,5 kg P2O5 ; 25kg K­2O; 30 kg CaO; 4,0kg MgO; 6kg SiO2 ; 2 kg S và 0,02 kg B; 0,4kg Zn; 0,02 kg Fe; 0,1kg Cu…  Như vậy chuối không chỉ hấp thụ đạm, lân, kali (N, P, K) mà các chất dinh dưỡng khác như vôi (CaO), Magie (MgO) cũng cần rất lớn, ngoài ra còn hấp thụ silic (SiO2), lưu huỳnh (S) cũng như các chất vi lượng bo, kẽm, sắt, đồng.

Thực tế, hầu hết đất trồng chuối ở nước ta có phản ứng chua pH < 5,0, ngoài một số vùng đất phù sa mới ven sông. Bởi vậy cây chuối thường thiếu canxi (CaO), đất trồng chuối cũng thiếu lân, kali, đặc biệt rất thiếu magie, nghèo các nguyên tố vi lượng Bo và kẽm. Đất nghèo mùn, kết cấu kém, vì thế cũng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển bộ rễ. Do hiểu biết về thổ nhưỡng cũng như nhu cầu dinh dưỡng cây chuối còn hạn chế nhiều nhà vườn chỉ sử dụng phân đơn là đạm và kali hoặc nếu có thì dùng loại phân NPK thông thường chỉ có từ 1 – 3 thành phần dinh dưỡng N-P-K, “bỏ quên” các thành phần dinh dưỡng khác như vôi, magie, silic, lưu huỳnh cùng vi lượng. Cây phải “khai thác” từ đất mà đất lại thiếu nên chuối sinh trưởng phát triển yếu: Lá mỏng, mướt, bẹ thân mỏng, thân gầy, dễ nhiễm sâu bệnh, ít nải trên buồng, quả không đồng đều, dễ đổ ngã, năng suất thấp, chất lượng thấp.

Ba dòng sản phẩm giàu dinh dưỡng cho cây chuối

Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Thái Bình, phân đa yếu tố NPK Văn Điển được sản xuất từ lân nung chảy Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: Chất lân (P2O5) dễ tiêu = 16%; chất vôi = 30%; chất magie = 15%; chất silic = 24%; và 6 loại vi lượng Bo, kẽm, sắt, đồng, coban, mangan… Tổng dinh dưỡng đạt 86%. Phân lân nung chảy Văn Điển phối hợp với đạm, kali, lưu huỳnh theo đúng tỷ lệ cân đối để sản xuất ra các dòng sản phẩm phân viên dễ tan trong nước.

Một số dòng sản phẩm chuyên dùng cho cây chuối:

ĐYT NPK 5.10.3 (ảnh dưới), có hàm lượng dinh dưỡng: N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%; CaO = 15%; MgO = 9%; S = 2%; SiO2 = 14% và vi lượng B, Zn, Mn, Co, Cu… Tổng dinh dưỡng 58%.

Bao bì phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển loại NPK 5 :10 :3 dạng viên. Ảnh tư liệu.

 

ĐYT NPK 13.3.10, có thành phần dinh dưỡng: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 1%; MgO = 5%; S = 7%; SiO2 = 4% và vi lượng B, Zn, Mn, Co, Cu… Tổng dinh dưỡng đạt 43%.

ĐYT NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; CaO = 8%; MgO = 6%; S = 7%; SiO2 = 9% và vi lượng B, Zn, Mn, Co, Cu… Tổng dinh dưỡng đạt 61%.

Trong mỗi hạt phân đều chứa đầy đủ 13 loại dinh dưỡng gồm chất đạm, lân, kali vôi (CaO) magie, silic, lưu huỳnh và 6 loại vi lượng vượt trội hơn tất cả các loại phân bón NPK thông thường về các yếu tố dinh dưỡng.

Lưu ý về 4 đợt bón phân Văn Điển cho cây chuối   

Trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp đối chiếu kết quả ứng dụng từ thực tiễn, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự khuyến cáo bà con nông dân trồng chuối về cách bón phân như sau:

Bón phân lót trước khi trồng cây con: Trộn đều 10 – 15kg phân hữu cơ hoai mục hoặc phân vi sinh + 1kg lân Văn Điển + 0,5 – 0,8kg NPK 5.10.3 Văn Điển với lớp đất mặt vừa đào ở hố lên, sau đó trả lại hỗn hợp đất, phân đã trộn xuống hố trước khi trồng 5 – 7 ngày.

Bón thúc sau khi trồng:

– Bón thúc đợt 1: Sau trồng 10 – 15 ngày dùng đạm pha loãng tưới xung quanh gốc cách gốc 20 – 30cm hoặc rải đạm trực tiếp khoảng 10 – 20g sau đó tưới ẩm, có thể bón sau mưa khi đất còn ẩm.

– Bón thúc đợt 2: Sau trồng 30 – 40 ngày, sử dụng phân đa yếu tố NPK 13.3.10 hoặc đa yếu tố NPK 12.8.12, lương bón 1,0 – 1,5 kg/gốc, rải phân xung quanh gốc, cách gốc 30 – 40cm, phủ kín phân để tránh bay hơi, hoặc bón xong tưới ẩm.

– Bón thúc đợt 3: Sau trồng 90 – 100 ngày bón bằng phân đa yếu tố NPK 12.8.12: Lượng bón 1,0 – 1,5kg/gốc. Rải phân cách gốc 50 – 60cm, tưới ẩm hoặc bón sau mưa.

– Bón thúc đợt 4: Khi chuẩn bị trỗ hoa sử dụng phân đa yếu tố NPK 12.8.12: Lượng bón từ 0,8 – 1,0 kg/gốc. Rải phân tưới nước ẩm hoặc bón sau mưa.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp cho cây chuối ngoài đạm, lân kali (đạm và kali cân đối 1 : 1) còn cung câp cho cây lượng vôi, magie, silic, lưu huỳnh cao, cùng vi lượng thỏa mãn nhu cầu của cây chuối, mà các loại phân bón thông thường khác chỉ thuần túy có 1 – 3 chất N, P, K.

Phân bón Văn Điển làm cho cây khỏe, thân mập, ngọn nở, lá xanh đậm, vươn thẳng cứng cáp, bản lá dày, cây tốt đều, ít sâu bệnh, trổ hoa đều, buồng nhiều nải, vỏ quả nhẵn bóng, khi chín màu vỏ vàng đậm, ngọt thơm, năng suất cao vượt trội, hơn các loại phân bón khác từ 10 – 15%.

Mặt khác bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển còn giảm sử dụng thuốc sâu bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái tham gia sản xuất chuối sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, dễ tiêu thụ trên thị trường.

– Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

– Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

– Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

– E-mail : vandienfmp@gmail.com

– Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

 

                                                                                                                                      Việt Hà – Nam Phong

                                                                                                                                       Nguồn : Langmoi.vn     

Bài viết liên quan

Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão

Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...

TVC giới thiệu các sản phẩm của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Thực hiện kế hoạch của Tổng giám đốc Tập đoàn về việc tổ chức...