Bí quyết sau những “mùa cam vàng” Hàm Yên

Hà Nội , Ngày 09 tháng 04 năm 2019

 

   Cam sành ở Hàm Yên đang trở nên nổi tiếng cả nước và được bà con nông dân ở đây coi là “mỏ vàng” mới. Nhưng để có được những vụ mùa rủng rỉnh tiền bạc từ năm này qua năm khác, những nông dân giỏi nhất đều có bí quyết về cách thức, quy trình và các chủng loại phân bón Văn Điển mà họ đã tin tưởng lựa chọn. 

Mùa vàng Cam sành Hàm Yên. Ảnh Nguyễn Chính.

 

      Xã Phù Lưu là nơi có diện tích cam trên 2500 ha (xã có diện tích cam lớn nhất huyện Hàm Yên), trong đó phần lớn là cam kinh doanh. Năm 2018 sản lượng cao của xã đạt khoảng 31.000 tấn, tập trung chủ yếu của thôn Pác Cáp, Pá Ham, Thôm Tấu… Trao đổi với chúng tôi, ông Nông Văn Lềnh – một nông dân trồng cam của xã này cho biết: “Cây cam sành ở đây hiện đã đạt thương hiệu nổi tiếng, một phần do công sức của các nhà vườn đầu tư thâm canh theo sự khuyến cáo của cán bộ khuyến nông xã, huyện, tỉnh và bà con sử dụng nhiều loại phân bón hiệu quả. Trong số đó phải kể đến vai trò của phân bón Văn Điển”.

     “Trẻ hóa” những vườn cam 20 tuổi

     Để minh chứng cho câu chuyện, ông Lềnh kể rằng, hơn 10 năm trước,   100 gốc cam của gia đình ông đã được chăm sóc bằng phân bón Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển. Khi vườn cam cho kết quả tốt, ông mời bà con đến tham quan, nói như cách nói của các chuyên gia khuyến nông là “hội thảo đầu bờ”. Kinh nghiệm bón phân cho cam của ông được các nhà vườn lan truyền ra nhiều hộ trong xã. Các đơn vị phối hợp tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng phân bón, rồi đại lý cung ứng vật tư nông nghiệp giúp đỡ bà con đưa phân bón Văn Điển về địa phương.

    Giờ đây, nhìn những đồi cam cây khỏe mạnh, người ngoài khó biết rằng những cây cam đó đã trên 20 năm tuổi. Ông Lềnh nói: “Cam được “trẻ hóa”, bởi được bón phân lân Văn Điển  và NPK Văn Điển, sâu bệnh giảm rõ rệt cho năng suất và chất lượng, đặc biệt rất dễ bán trên thị trường. Thương hiệu phân bón Văn Điển ở địa phương được các nhà vườn thuộc làu làu, phân bón Văn Điển  thực sự lý tưởng đối với cây cam sành ở Phù Lưu”.

     Còn ở xã Yên Phú, người dân trồng gần 400ha cam, trong đó có 250 ha đang thời kỳ kinh doanh. Thời kỳ đầu chỉ có những thôn Thống Nhất 1B là sử dụng phân bón Văn Điển nhưng đến nay, kinh nghiệm này đã nhân rộng ra toàn xã. Chị Ma Thị Bưng, một nông dân nơi đây tâm sự: “Phân bón Văn Điển bón cho cây cam ở đây hơn chục năm rồi, nông dân mê lắm vì nó tốt, nó hợp với cây cam, cam cho nhiều quả, ít bệnh, quả ngọt, gia đình tôi có hơn 1.000 gốc, hàng năm cũng mua đến 3 tấn lân và trên 2 tấn NPK Văn Điển”.

   Trao đổi với ông Ninh Ngọc Cơ –Chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp Cơ Hòa xã Yên Tâm, huyện Hàm Yên, ông bộc bạch: “Khoảng chục năm gần đây, cam bán được giá và lại có thương hiệu, người dân đầu tư cho cây cam rất cao, đặc biệt là đầu tư phân bón, đồng thời bà con cũng lựa chọn những loại phân chất lượng phù hợp với cây cam và chất đất ở Yên Tâm. Một trong những loại phân bón tốt bà con ưu tiên dùng là phân bón Văn Điển. Mỗi năm đại lý chúng tôi cung ứng trên địa bàn Hàm Yên gần 20.000 tấn phân lân và phân đa yếu tố NPK Văn Điển chất lượng cao. Phân bón Văn Điển  đã góp một phần quan trọng để giúp người dân Hàm Yên xây dựng được thương hiệu cam quốc gia”.

   Từ góc độ người bán hàng phân bón, ông Cơ nhận định, người dân Hàm Yên tín nhiệm thương hiệu các thương hiệu phân bón Văn Điển là do các sản phẩm của doanh nghiệp này đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về dinh dưỡng, thể hiện kết quả tốt trên đồng ruộng của từng nhà vườn. Người dân đủ thông minh để nhận ra điều đó ngay sau mỗi vụ, chứ không phải chỉ   nghe ai đó “tốt mồm” mà làm theo.

    Đột phá lớn về năng suất, chất lượng cam Hàm Yên

   Tuyên Quang có gần 8.000 ha cam tập trung chủ yếu ở huyện Hàm Yên (với trên 7.000 ha, chủ yếu là giống cam sành), khí hậu ở đây rất phù hợp cho cây cam, tính chất thổ nhưỡng có nhiều đặc tính quý, thuận lợi cho cây cam phát triển như: Tầng canh tác dày đến vài mét, đất tơi xốp, cơ giới nhẹ, dễ thấm nước và thoát nước, mạch nước ngầm nằm sâu thuận lợi cho bộ rễ cọc phát triển, đất trồng cam ở đây hầu hết là đất đồi dốc, bản chất được hình thành và phát triển trên các loại đá, phiến thạch sét, phiến thạch mêca…

   Đất có mùa nâu vàng đến đỏ vàng, tuy nhiên cũng có những hạn chế như rửa trôi mạnh, dễ mất màu do mưa hoặc tưới, độ chua tầng đất mặt cao pH dưới 4, hàm lượng mùn thấp dưới 2%, rất nghèo các yếu tố trung lượng như can xi, magie và đa lượng lân và kali dễ tiêu hàm lượng rất thấp, cam sành ở Hàm Yên được bà con các dân tộc trồng vài chục năm nay.

   Những năm trước đây chưa được tiếp cận phân bón Văn Điển các nhà vườn hầu hết sử dụng phân đơn, phân có nguồn gốc chua và bón với khối lượng lớn, đồng thời ít và không dùng phân hữu cơ, sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, kích thích làm cho đất thoái hóa biến chất trở lên chai cứng giảm độ tơi xốp tầng mặt, độ chua tăng cao, cây cam lá mỏng, nhiều cành khô xuất hiện, sâu bệnh gây hại bùng phát, lá bị gân xanh, gân vàng do thiếu magie và yếu tố vi lượng, ít quả, quả nhỏ, độ đường thấp, vỏ quả sần sùi, rất khó tiêu thụ trên thị trường.

   Đã có nhiều loại phân bón vô cơ được sử dụng như phân đạm, lân, kali, phân tổng hợp NPK các loại nhưng năng suất chất lượng chưa có đột phá lớn. Khi phân bón Văn Điển có mặt trên vùng đất Hàm Yên vào những năm 2003 – 2005, bằng những thực nghiệm đồng ruộng đã cho đột phá về năng suất chất lượng. Thời gian đầu bà con trồng cam ở đây sử dụng chủ yếu phân lân Văn Điển được bón hồi phục cây sau thu quả để tái tạo bộ rễ tơ mới và cung cấp các dinh dưỡng trung – vi lượng cho cây cam suốt cả chu kỳ. Một số nhà vườn còn bón phân lân Văn Điển vào thời kỳ nuôi quả, thấy cam được bón lân Văn Điển  bộ lá xanh đậm, lá dày, cây khỏe, những vườn cam trồng mới khép tán nhanh, còn cam kinh doanh thì mặt lá bóng, tuổi thọ của lá cao, ra hoa đậu trái thuận lợi, quả lớn đồng đều, khi chín quả vỏ bóng đẹp, hàm lượng đường trong quả cao và cho năng suất vượt trội.

Cam sành Hàm Yên đẹp và thơm ngon do một phần quan trọng là kỹ thuật bón phân và chọn được phân bón phù hợp. Ảnh Nguyễn Chính.

   4 loại phân chuyên dụng cho “mùa vàng”

   Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự (nguyên Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Bình), một người rất am hiểu về phân bón đối với cây có múi, Phân lân Văn Điển có thành phần dinh dưỡng gồm: Lân dễ tiêu P2O5 từ 16 -17%; Canxi (vôi) từ 28-30%; MgO từ 15 – 17%; Silic SiO2 24 – 30% cùng vi lượng Bo 0,04%, kẽm 0,02%; Mangan 0,04%…

   Tùy theo từng giai đoạn đặc trưng của mùa vụ cam,để giúp người dân có những mùa cam vàng, Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đã thiết kế từng loại phân đa yếu tố (ĐYT) NPK chuyên dùng cho cây cam ở Tuyên Quang, theo từng dòng sản phẩm sau:

 – Chuyên dụng bón lót cho cam trồng mới và bón phục hồi sau thu quả có loại phân ĐYT NPK 5.12.3, với thành phần dinh dưỡng N = 5%; P2O5 = 12%; K2O = 3%; CaO = 13%; MgO = 6%; SO2 = 12%; S = 2% và vi lượng Bo, zn, Cu, Mn…  

 – Chuyên dụng để bón đón hoa và bón sau đậu quả, có loại phân ĐYT NPK 12.5.10, với thành phần dinh dưỡng N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%;    CaO = 5%; MgO = 2%; SO2 = 6%; S = 11% và vi lượng Bo, zn, Cu, Mn…

 – Chuyên dụng nuôi quả lớn có loại phân ĐYT NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; CaO = 8%; MgO = 6%; SO2 = 9%; S = 6% và vi lượng Bo, zn, Cu, Mn…

 – Chuyên dụng bón thúc quả tích lũy đường vào thời kỳ trước thu quả 40 – 45 ngày, có loại phân ĐYT NPK 12.7.20, với thành phần dinh dưỡng N= 12%; P2O5 = 7%; K2O = 20%; CaO = 3%; MgO = 2%;   SO2 = 4%; S = 7% và vi lượng Bo, zn, Cu, Mn…

   Theo hồ sơ kỹ thuật của Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển, phân lân và phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, các công đoạn được kiểm tra nghiệm thu chặt chẽ, nguyên liệu sản xuất được lựa chọn theo tiêu chuẩn quốc gia. Trước khi đưa ra một dòng sản phẩm cho một loại cây trồng, loại phân bón đó đều đã được tiến hành thực nghiệm đồng ruộng. Đối với phân bón trên vùng cam Tuyên Quang đã tiến hành hàng trăm mô hình tại các nhà vườn của bà con nông dân, kết quả mô hình đã được đánh giá tổng kết và khuyến cáo thông qua các cuộc hội thảo và các lớp tập huấn cho nông dân trong vùng. Phân bón Văn Điển được vận chuyển trực tiếp từ nhà máy đến nhà vườn, được doanh nghiệp sản xuất phân bón cam kết chất lượng đến cùng với bà con nông dân, với phong cách phục vụ chuyên nghiệp tất cả vì sự thành công của người trồng cam Hàm Yên nói riêng và người trồng cam Tuyên Quang nói chung.  

   Box: Phân bón Văn Điển bón cho cây cam ở đây hơn chục năm rồi, nông dân mê lắm vì nó tốt, nó hợp với cây cam, cam cho nhiều quả, ít bệnh, quả ngọt, gia đình tôi có hơn 1.000 gốc, hàng năm cũng mua đến 3 tấn lân và trên 2 tấn NPK Văn Điển“.

   Nông dân Ma Thị Bưng (xã Yên Phú, Hàm Yên, Tuyên Quang).

 

 

                                                       Nguồn : langmoi.vn           Việt Hà – Nam Phong 

Bài viết liên quan

Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão

Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...

TVC giới thiệu các sản phẩm của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Thực hiện kế hoạch của Tổng giám đốc Tập đoàn về việc tổ chức...