Trang chủ » Cách bón phân Văn Điển cho lúa ngắn ngày sạ ướt trên đất “Chín Rồng”
Cách bón phân Văn Điển cho lúa ngắn ngày sạ ướt trên đất “Chín Rồng”
Tạp chí điện tử Làng Mới giới thiệu nội dung hướng dẫn của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự về việc chăm bón cây lúa bằng phân bón Văn Điển cho lúa ngắn ngày sạ ướt (hay sạ thường) – phương thức gieo trồng phổ biến nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Ở nước ta, lúa có thể trồng được nhiều vùng miền khác nhau, nhưng diện tích trồng lúa lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long được trồng trên nhiều loại đất như đất phù sa, đất phèn, đất xám… Lúa là cây ưa nước, nhiệt độ thích hợp từ 20 – 300C. Cây lúa ở bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có thể trồng được ở tất cả các thời vụ nhưng thường có 2 thời vụ chính trong năm là vụ lúa đông xuân và vụ lúa hè thu.
Tùy theo thời gian sinh trưởng, người ta chia thành các giống trung ngày (105 -140 ngày), các giống lúa ngắn ngày (dưới 105 ngày). Cây lúa cơ thể gieo cấy với nhiều phương pháp khác nhau. Sạ (sạ ướt, sạ khô, sạ ngầm), hoặc cấy (mạ dược, mạ sân, mạ khay). Trong đó, hình thức sạ ướt, hay sạ thường, là phương thức gieo trồng phổ biến nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Lắng nghe nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa
Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sử dụng phân bón, cây lúa cần yếu tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng, các nghiên cứu khoa học đã xác định: Cứ 8 tấn thóc/ha cây lúa lấy đi từ đất 145 kg đạm (N); 60kg lân (P2O5);120kg kali (K2O); 80kg vôi (CaO); 23kg mahie (MgO); 5kg lưu huỳnh (S); 450kg silic (SiO2); 0,5kg bo (B); 0,5kg kẽm (Zn); 2kg sắt (Fe); 0,8 kg mangan (Mn)…
Đối với các yếu tố đa lượng như đạm (N), lân (P2O5) và kali (K2O): Cây lúa cần đạm trong suốt quá trình sinh trưởng nhưng lượng đạm cây hút nhiều nhất ở giai đoạn đẻ nhánh, lúa cũng cần nhiều lân ở giai đoạn đẻ nhánh, cây con (vì dinh dưỡng lân có vai trò cực kỳ quan trọng để cây phát triển bộ rễ, đồng thời lân cũng cần cho giai đoạn phân hóa gié hoa.
Đối với kali, cây lúa cần nhiều ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng và trỗ. Các nguyên tố trung lượng: Cây lúa cần canxi ngay từ cây con, đẻ nhánh, làm đòng, đồng thời khử chua cho đất (đất phèn, đất chua) điều chỉnh pH thích hợp cho cây lúa ở mức độ pH từ 5,0 – 6,5, đồng thời lúa cũng hấp thụ canxi để tổng hợp dinh dưỡng vào giai đoạn làm đòng. Với chất magie, cây lúa còn nhiều ở giai đoạn đẻ nhánh, làm dòng, magie giúp cho cây nâng cao hiệu suất quang hợp ánh sáng để tạo chất khô, tạo năng suất. Còn chất silic, cây lúa cần nhiều nhất giai đoạn làm đòng, lượng silic cây lúa hấp thụ từ đất gấp 4 – 5 lần đạm. Khi có đủ silic, cây lúa cứng cáp, bẹ, lá dày, tăng sức đề kháng chống sâu bệnh gây hại, chống đổ ngã khi gặp mưa giông lốc. Còn các chất vi lượng, cây lúa cần nhất khi ở giai đoạn làm đòng.
Để tổng hợp các loại vitamin trong gạo nâng cao chất lượng gạo, nếu thiếu dinh dưỡng vi lượng, chất lượng gạo kém, năng suất cũng giảm.
Khả năng cung cấp các loại dinh dưỡng từ đất, ở các vùng trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long hầu hết nghèo lân, dễ tiêu, nghèo canxi, magie và vi lượng, một số vùng đất rất chua (phèn nặng) như Đồng Tháp Mười, các chất đạm, kali từ trung bình đến nghèo. Những năm có lũ lớn về thì khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất cho cây lúa được cải thiện, nhưng muốn đưa năng suất lúa lên vẫn dựa chủ yếu vào phân bón.
Phân đa yếu tố 13.3.10 (dạng viên) chuyên dùng bón thúc và bón đón đòng, rất phù hợp cho cây lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh tư liệu.
Hiện nay có rất nhiều loại phân bón sử dụng cho cây lúa như các loại phân đơn: Đạm, supe lân, kali, các loại N, P, K. Tuy nhiên phân đơn, phân N, P, K hoặc DAP cũng mới cung cấp cho cây từ 1 – 3 loại dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali. Hầu hết các loại trên thiếu hoặc không đầy đủ tất cả yếu tố dinh dưỡng mà cây lúa cần. Do dinh dưỡng thiếu hụt nên sức khỏe cây lúa yếu dễ mắc bệnh hoặc sâu phá hoại kéo theo hệ lụy lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng chất lượng lúa gạo. Trong khi đó, phân bón Văn Điển được xếp vào nhóm phân có đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng nhất hiện nay cho cây lúa. Phân bón Văn Điển là phân đa yếu tố dinh dưỡng gồm có lân nung chảy và NPK Văn Điển.
– Lân nung chảy Văn Điển được sản xuất bằng cách nung chảy quặng giàu lân Apa tít cùng với seppentin ở nhiệt độ cao trên 15000C, làm chuyển hóa lân, canxi, magie, silic, các chất vi lượng từ dạng kết tinh, khó tiêu chuyển sang dạng vô dịch hình dễ tiêu cây trồng hấp thụ dễ dàng. Đây là loại phân lân khoáng, thân thiện môi trường. Lân Văn Điển có thành phần dinh dưỡng như sau: P2O5 = 16%; CaO = 30%; MgO = 15%; SiO2 = 24%; B = 0,04%; Zn = 0,01%; Mn = 0,4%; Cu = 0,01%; Co =0,02%. Tổng dinh dưỡng cây trồng hấp thụ được đều 89%.
Cách bón phân Văn Điển cho lúa Đồng bằng Sông Cửu Long
Bằng những kết quả nghiên cứu của Viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long đã kết luận phân bón Văn Điển có hiệu quả cao đối với thâm canh trên đất phèn, đất xám và đất phù sa, chúng tôi xin giới thiệu một số dòng sản phẩm phân bón Văn Điển thâm canh cây lúa ngắn ngày tại đồng bằng sông Cửu Long.
– Đa yếu tố (ĐYT) NPK 10.7.3 Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: 10%N, 7% P2O5, 3% K2O, 9% CaO, 6% MgO, 9% SiO2, 2% S; B, Zn, Mn, Cu, Fe, Co… Tổng dinh dưỡng 46%. Loại phân bón này dùng bón lót trước khi sạ giống, bón cùng đồng thời với lân Văn Điển, khi bừa phẳng mặt ruộng lần cuối trước sạ thì rải phân. Bón phân lót ĐYT NPK 10.7.3 có tác dụng dự trữ dinh dưỡng ở lớp đất dưới cung cấp cho cây lúa giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông. Bên cạnh ba chất N, P, K còn có lượng canxi, magie, silic cao giúp cho cây lúa sinh trưởng khỏe tăng sức đề kháng sâu bệnh, khử chua, cải tạo đất.
– Đa yếu tố NPK 13.3.10Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: 13%N, 3% P2O5, 10% K2O, 5% CaO, 2% MgO, 4% SiO2, 2% S; B, Zn, Mn, Cu, Fe, Co… Tổng dinh dưỡng 41%. Đây là phân chuyên dùng bón thúc cho lúa. Phân ĐYT NPK 13.3.10 cân đối N, P, K theo nhu cầu cây lúa từ giai đoạn cây con đến đẻ nhánh, làm đòng, đồng thời có chứa đầy đủ các chất trung vi lượng cân đối giúp cho cây lúa phát triển thân lá cân đối, phân hóa hoa, làm đòng thuận lợi, cây lúa khỏe, ít sâu bệnh, lá dày, cứng chống đổ ngã, cho năng suất, chất lượng gạo cao vượt trội.