Bón phân gì để cây lúa khoẻ mạnh “đạp đất, đội trời”

Hà Nội , ngày 3 tháng 7 năm 2019

 

“Cây lúa đứng lên cũng đạp đất đội trời” – đó là một câu thơ ấn tượng trong bài thơ nổi tiếng “Đánh thức tiềm lực” của nhà thơ Nguyễn Duy, ý nói đến sự cứng cỏi của người nông dân trong khó khăn vất vả một thời qua hình ảnh cây lúa. Còn trên thực tế trên đồng lúa vụ mùa, cây lúa cứng cáp, có sức chống đổ ngã, chống sâu bệnh luôn là mơ ước của người nông dân.

Mong muốn đó, ngày nay dễ dàng được chia sẻ, khi người nông dân biết chọn những loại phân bón như Văn Điển cho lúa mùa và hiểu rõ cách bón phân một cách khoa học, cũng như nắm rõ ý nghĩa của từng loại dinh dưỡng có trong loại phân khoáng đặc biệt này.

Thời gian sinh trưởng của lúa mùa rơi vào những tháng mùa mưa bão, nên việc chống đổ ngã cho lúa là việc người nông dân đặc biệt quan tâm. Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet

Sản xuất lúa mùa diễn ra trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thuận khó lường ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển cây lúa. Mỗi trận mưa to kèm theo sấm chớp là một lần cây lúa được bổ sung dinh dưỡng đạm; mỗi cơn gió to đi qua làm rách lá lúa là tạo điều kiện cho vi khuẩn bạc lá có điều kiện lan truyền ra diện rộng… Do vậy mỗi nông dân cần nắm bắt được cơ sở khoa học để biết được cây lúa cần dinh dưỡng gì, vào thời điểm nào, tại vị trí nào… mới có thể thâm canh lúa mùa  đạt hiệu quả cao.

Trong chu kỳ sinh trưởng cây lúa dược chia làm 2 giai đoạn là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.

-Từ khi gieo hạt thóc xuống đất đến trước lúc đứng cái, làm đòng là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Trong giai doạn này, cây lúa tập trung vào phát triển bộ lá, đẻ nhánh và làm bẹ lá; tương ứng với thân lá trên mặt đất là bộ rễ lúa phát triển mạnh theo chiều ngang và tập trung ở lớp đất mặt.

– Từ khi lúa đứng cái làm đòng đến trỗ bông và vào mẩy …là giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Lúc này thân chính cây lúa vươn cao phân đốt và làm đòng, làm hạt, tương ứng với thân vươn cao là phát sinh bộ rễ thứ 2 chủ yếu phat triển theo chiều sâu, xuống các lớp đất phía dưới.

Lúa mùa khoẻ mạnh khi được “tiếp sức” bởi phân Văn Điển

Về tổng thể cây lúa cần rất nhiều loại dinh dưỡng, song mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển lại có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Do vậy, phân bón cho lúa phải đáp ứng đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng, đồng thời phải cung cấp đúng thời điểm, đúng vị trí mới có thể giúp cây  lúa khỏe, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh và ngoại cảnh bất lợi và cho năng suất tối ưu.

Xét về dinh dưỡng, giai đoạn sinh trưởng, sinh dưỡng cây lúa cần nhiều chất đạm để phát triển thân lá thông qua lớp rễ thứ nhất. Căn cứ đặc tính này nên Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển sản xuất phân chuyên bón thúc cho lúa. Phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK chuyên bón thúc cho lúa có nhiều loại công thức khác nhau như :

– Phân đa yếu tố NPK (16 :5 :17) có hàm lượng N 16%, P2O5 5%. K2O 17% Mg 5%, SiO2 7%, CaO  8%, S 2%…  – Phân bón NPK 12 :5 :10 có hàm lượng N12%, P2O5 5%, K2O 10%,   Mg2%, SiO2 4%, CaO 5%…

Vỏ bao bì mặt trước phân bón đa yếu tố NPK (16 :5 :17) . Ảnh Tư liệu.

Hiện nay nhiều nơi bà con thường sử dụng phân bón công thức NPK  14:6:8+TE hoặc  13:3:10 +TENhững loại phân bón này ngoài việc cân đối các chất NPK theo nhu cầu cây lúa giai doạn đẻ nhánh, còn đủ mặt các chất trung, vi lượng giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận.

Giai đoạn sinh thực, ngoài các chất trung và vi lượng, cây lúa rất cần lân để phân hóa mầm hoa, giúp cứng gốc, chống chịu sâu bệnh và tích lũy đường bột…. thông qua lớp rễ thứ hai. Phân đa yếu tố NPK chuyên bón lót cho lúa có nhiều loại công thức khác nhau như: ĐYT NPK 6:11:3 trong đó hàm lượng N 6%, P2O5 11%, K2O 3%, S 2%, MgO 10%, CaO 20%, SiO 15%, ngoài ra còn nhiều  chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo…, hoặc đa yếu tố NPK vi 5:10:3 có tổng các chất dinh dưỡng NPKvà các chất trung lượng trên 58%; hiện nay nhóm phân bón này được bổ sung thêm loại phân chuyên dùng “Lúa 1” chuyên bón lót cho lúa công thức ĐYT NPK 8:8:4.

Quy trình chăm bón lúa tiết kiệm và hiệu quả

Từ cơ sở khoa học và thực tiễn sản xuất, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh (nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình) khuyến cáo bà con nông  dân xây dưng quy trình chăm bón cho lúa mùa như sau:

Bón lót: Để phân bón lót (phân chuồng ủ mục và phân ĐYT NPK chuyên bón lót lúa) được trộn đều và gửi xuống các lớp đất phía dưới, phân nên rải đều ra ruộng trước khi bừa cấy hoặc trước lượt bưà cuối cùng; nếu lo mất nước, mất phân trong khi bừa thì có thể rải phân ngay sau khi bừa xong, khi nước còn đục, bùn còn lỏng. Không nên bón phân lót sau khi nước đã trong, bùn đã lắng. Để lắng bùn, trong nước 1-2 ngày, tháo bớt nước trong rồi gieo cấy. Như vậy, phân được vùi xuống các lớp đất phía dưới vừa kích thích bộ rễ ăn sâu, vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng giai đoạn làm đòng và nuôi đòng, nuôi hạt; tạo điều kiện cho cây lúa cứng cáp, cân đối rễ và thân, giúp cây khỏe, không đổ ngã, tạo cho bông to, hạt mẩy…

Bón thúc: Bón phân thúc lúa đẻ nhánh cần phải được bón sớm ngay khi lúa ra lá non hoặc ra rễ trắng. Do vậy, sau cấy 5-7 ngày đã phải bón phân thúc. Đây là các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng đạm cao, giúp cây lúa đẻ khỏe, vươn lá, vươn thân. Hàm lượng dinh dưỡng kaly khá cao trong phân bón thúc nhằm “đặt vòng” cho lúa đẻ nhánh vừa phải; kaly giúp tăng hiệu suất quang hợp tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ; đồng thời kaly vận chuyển dòng nhựa luyện về nuôi các nhánh mới đẻ giúp các nhánh phát triển thành bông hữu hiệu. Sử dụng phân chuyên bón thúc lúa các loại hoặc lúa 2 giúp cây lúa đẻ nhánh vừa phải, nhưng đạt tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, tạo ruộng lúa thoáng gốc nhưng nhiều bông, ít sâu bệnh và cho hệ số kinh tế cao.

Để giảm bớt thất thoát phân bón do hiện tượng bốc hơi, rửa trôi hay thẩm lậu, không nên bón phân thúc khi trời nắng nóng và khi ruộng nhiều nước. Nên bón phân khi trời mát và ruộng cạn nước. Để đảm bảo an toàn cho lúa mùa với mức năng suất phấn đấu, tốt nhất sử dụng phân bón chuyên dùng cho lúa (loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc), không bón thêm phân đơn, không bón phân muộn, không bón rải làm nhiều lần.

Sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây lúa, cân đối loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc, thực hiện “Lót sâu”, “Thúc sớm”, sẽ giúp lúa vụ mùa phát triển cân đối, khỏe mạnh; ruộng lúa thông thóang, màu sắc lá không xanh đen, dinh dưỡng khoáng và ánh sáng được phân phối đều cho từng cây lúa, ít sâu bệnh hại, lúa đứng cây, ít đổ ngã, bộ lá lúa vàng tươi đến khi bông lúa chín hoàn toàn.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển có những dưỡng chất nào?

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, cây trồng cần đến 19 nguyên tố dinh dưỡng khác. Trong đó những chât cây có nhu cầu nhiều hơn gọi là dinh dưỡng đa lượng như đạm, lân, kaly và si lich; một số chất cây cần ít hơn một chút như Ca, Mg, S…, một số chất cây cần lượng rất ít nhưng không thể thiếu là các chất vi lượng.

-Dinh dưỡng Đạm (N): Giúp cây trồng ra nhiều lá mới, ra nhiều chồi, nhánh   mới, giup phát triển thân lá và cac cơ quan dự trữ sản phẩm quang hợp và sản phẩm tích lũy. Song bón thừa đạm rất nguy hại, tạo ra thân mềm, lá mỏng, dễ đổ, nhiễm sâu bệnh, hạn chế quá trình phân hóa mầm hoa, giảm chất lượng nông sản…

-Dinh dưỡng Lân (P):Tăng sức chống rét, chống nóng cho cây trồng, giảm sâu bệnh hại, giúp bộ rễ phát triển, thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa   và tổng hợp đường bột thuận lợi hơn,

– Dinh dưỡng ka ly (K):Tăng hiệu suất quang hợp, giảm sâu bệnh hại, tăng sức sống hạt phấn giúp quá trình thụ phấn, thụ tinh thuận lợi nên tăng số hạt mẩy, giúp vận chuyển dinh dưỡng trong cây làm tăng chất lượng nông sản…

– Dinh dưỡng Can xi (Ca): Ngoài chức năng giảm độ chua trong đất, Ca còn giữ vai trò là thức ăn cho cây, tham gia chủ yếu vào cấu tạo tế bào, làm tăng tính chịu độc nhôm, sắt và mangan của cây,; Canxi là thuôc phòng chữa bệnh cho cây, làm tăng sức kháng bệnh do vi khuẩn hoặc một số bệnh do nấm gây hại

– Dinh dưỡng Magiê (Mg)  là thành phần chính trong diệp lục, làm tăng hiệu suất quang hợp; Magie giúp tăng hấp thu và vận chuyển Lân; tăng số hạt chắc và năng suất. Magiê cũng tham gia vào các phản ứng enzim, MgO cùng với CaO  làm tăng độ PH trong dịch bào, đồng thời tạo thành và giữ được hương vị nông sản, tạo ra chất lượng cao cho nông sản, . MgO là chất tạo thành chất béo trong gạo, cho nên cây lúa hút càng nhiều MgO thì hạt gạo càng bóng đẹp. Theo tính toán khoa học, cây lúa năng suất 6-7 tấn/ha cần 21 – 25 kg MgO

-Dinh dưỡng Silíc (Si) Giúp cây trồng hấp thu cân đối dinh dưỡng,làm gia tăng sự sinh trưởng, phát triển , làm tăng năng suất và chất lượng nông sản. Vào trong cây trồng, Si tạo ra “màng kép” thành mạch tế bào, giúp lá, thân và rễ cứng cáp, tăng sưc chống đổ và chống chịu sâu bệnh; Si còn làm giảm tác hại của các yếu tố môi trường bất lợi khác như: Nhiễm mặn, hạn, úng, ngộ độc kim loại. Phân tích thân và hạt của 1 tấn thóc thu được  22,2 kg N, 31,6 kg K2O và 89kg SiO. Như vậy, cây lúa cần silic nhiều gấp 4 lần dinh dưỡng đạm.

Lưu huỳnh (S) là thành phần cơ bản của một số chất Protein, các axit amin quan trọng, lưu huỳnh còn tham gia một số phản ứng Oxy hóa-khử trong tế bào/

Các dinh dưỡng vi lượng như Zn, Cu, Mn, Fe, B0, M0….tuy nhu cầu rất ít, song trong hoạt động sống của cây trồng chúng có trong thành phần các loại enzyme quan trong. Thiếu nguyên tố vi lượng, cây trồng hay mắc bênh và phát triển không bình thường.

 

– Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

– Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

– Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

– E-mail : vandienfmp@gmail.com

– Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

                                                                                                                           Nguồn : langmoi.vn

Bài viết liên quan

Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão

Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...

TVC giới thiệu các sản phẩm của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Thực hiện kế hoạch của Tổng giám đốc Tập đoàn về việc tổ chức...