Khi cây mía “bỏ phiếu” cho phân bón Văn Điển

 

  Hiển nhiên là cây mía không thể tự chọn phân bón “hợp khẩu vị” nhất. Nhưng theo cách riêng của mình, nó “biết” thông qua chuyển hoá dinh dưỡng từ đất đai và phân bón mà người nông dân chăm sóc cho nó, thành sản phẩm với sự ngọt ngào khác nhau.  

Người dân các huyện Bá Thước, Cẩm Thủy (Thanh Hóa) thu hoạch mía. Ảnh minh hoạ – V.T

  Thanh Hóa là một trong những tỉnh có diện tích mía lớn nhất cả nước với diện tích trên 27.000ha, chủ yếu phục vụ nguyên liệu cho 3 nhà máy mía đường lớn trong tỉnh là nhà máy Lam Sơn, Việt Đài, Nông Cống. Còn tỉnh Hòa Bình cũng là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích trồng mía lớn, tập trung ở các huyện Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Kim Bôi. Trong đó, huyện Kim Bôi được mệnh danh là thủ phủ của cây mía với tổng diện tích trồng trên 9.000ha.

Cây mía vẫn có thể “ngọt ngào” trên đất nghèo dinh dưỡng

  Đất trồng mía của Thanh Hóa, Hòa Bình chủ yếu là đất đồi, đất bãi, đất vườn… Đây chủ yếu là đất màu vàng tạo ra qua quá trình phong hóa đá feralit, có tầng canh tác dày, đất chua, nhiều nơi rất chua pH: 3,8-4,2. Tính chất chung của loại đất này là nghèo lân, kali, đạm dễ tiêu; nghèo silic, magie, canxi; thiếu nhiều dinh dưỡng vi lượng; lượng mùn trong đất thấp, chỉ dưới 2%. Hầu hết địa hình đất trồng mía là đồi dốc, dễ bị rửa trôi nên đa phần các loại đất trồng mía ở Thanh Hoá, Hòa Bình có độ pH thấp, nghèo dinh dưỡng, chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây mía.

  Từ phía con người, khâu sử dụng phân bón của nông dân cũng còn nhiều bất cập như: Quen sử dụng phân đơn; không cân đối phân bón: phân đạm đầu tư cao; phân kali, phân lân đầu tư thấp, hầu như bỏ quên các loại dinh dưỡng như can xi, magie, silic, lưu huỳnh và vi lượng. Các loại phân bón tổng hợp NPK thông thường được dùng cũng thiếu các chất dinh dưỡng trung, vi lượng. Đất cao lại dốc, bón loại phân lân gốc axit tan nhanh, vừa dễ bị rửa trôi khi gặp mưa, vừa thêm chua cho đất, trong khi cây mía ưa đất có tính kiềm pH 6-7,5. Nếu thiếu phân bón hoặc bón nhiều đạm hoặc các loại phân NPK khác thiếu các dinh dưỡng trung, vi lượng sẽ làm  cây mía hình dáng “chân hương” (gốc nhỏ, ngọn to) và màu không đẹp, giảm năng suất, chất lượng kém.

  Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, tuy cùng họ Poaceae với cây lúa, song cây mía sống ở trên cạn, có bộ rễ phát triển khỏe, khả năng phá vỡ các tầng đất sâu hơn cây lúa nên khả năng len lỏi, tìm kiếm dinh dưỡng tốt hơn. Mía có thể trồng được trên rất nhiều loại đất kể cả trên đất phèn thoát nước tốt. Mía cho năng suất sinh học cũng như năng suất kinh tế cao. Với giống mía cao sản, mỗi hecta một năm có thể cho từ 150-200 tấn, cá biệt còn có thể lên đến 260 tấn. Thời gian sinh trưởng của mía dài từ 10-15 tháng, nên yêu cầu các chất dinh dưỡng cao hơn các cây trồng khác.

  Phân tích cây mía khi thu hoạch cho thấy, ruộng mía có năng suất 100 tấn mía cây, cây lấy đi hết 142 – 200 kg đạm (N), 42 -85 kg lân (P205), 314 – 425 kg kali (K20), 40 kg can xi (CaO), 47 kg magie (MgO), 25 kg lưu huỳnh (S), 400 – 600 kg silic (Si), 6 kg natri (Na), 2 – 3 kg sắt (Fe), 1 kg mangan (Mn), 0,11 – 0,05 kg đồng (Cu), 0,02 – 0,05 kg kẽm (Zn), 0,1 – 0,2 kg bo (B) và 0,001 kg molypden (Mo).

  Trong các dinh dưỡng đa lượng, cây mía có nhu cầu kaly cao nhất, sau đó đến nhu cầu đạm và lân. Ngoài ra, mía còn có nhu cầu ít hơn đối với một số chất trung và vi lượng như silic, magie, canxi, kẽm, bo…

Cây mía ở xứ Thanh (Thanh Hoá) đã từ lâu gắn bó với phân bón Văn Điển. Ảnh minh hoạ (tư liệu).

Sản phẩm người ta cần ở cây mía là lượng đường chứa trong cây. Lượng đường và chất lượng đường phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và tỷ lệ các chất dinh dưỡng cung cấp cho mía. Trong đó kali và canxi có ảnh hưởng rất lớn. Riêng chất silic có nhu cầu rất lớn đối với các loại cây họ hòa thảo như mía. Mía có nhu cầu silic gấp hơn 4 lần nhu cầu về đạm;  silic  làm cứng cây, hạn chế đổ, tăng khả năng chống hạn, chống sâu bệnh, giảm độc mangan, tạo diệp lục, tăng hàm lượng gluxit, tinh bột, đường trong cây.

Vì sao phân bón Văn Điển là “ứng viên số một”?

Nói về vai trò của phân bón, các nhà khoa học chỉ dẫn: Phân bón chiếm tới 50% các yếu tố cấu thành năng suất cây mía, phân bón góp phần điều chỉnh quá trình sinh trưởng, quá trình tích lũy đường và khả năng chống chịu (với gió bão, sâu bệnh…). Do vậy, việc lựa chọn loại phân bón thích hợp, bón đúng kỹ thuật, đủ số lượng theo yêu cầu của cây mía và phù hợp với tính chất đất là rất cần thiết.

Vậy bà con nên chọn phân bón nào giữa rất nhiều chủng loại phân bón hiện nay?

  Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, từ thực tế của nhiều vùng trồng mía ở Thanh Hoá, Hoà Bình, bà con nông dân có thể hoàn toàn yên tâm chọn sử dụng phân nung chảy Văn Điển. Đây là loại phân bón có nhiều ưu điểm với 3 loại quặng khoáng thiên nhiên: Apatít, secpentyl, sa thạch, cộng với công nghệ nung chảy đã cho ra sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng, trong đó P2O5 đạt từ 15-19%, MgO đạt từ 15-18% ,SiO2 đạt từ 24-32%, CaO đạt từ 28-34%, và nhiều  chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… Sản phẩm này không tan trong nước nên không bị thất thoát do rửa trôi, bay hơi hay bị chất khác giữ bám; chỉ tan trong môi trường acid yếu do rễ cây tiết ra, được cây “ăn” từ từ trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển.

Ngoài phân lân nung chảy, Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển còn sản xuất ra các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón cho mía như:

-Phân ĐYT NPK 16.6.16 Văn Điển giàu chất dinh dưỡng với thành phần cân đối và hợp lý: N =16%, P2O5 =6%, K2O =16%, S= 2%, MgO =5%, CaO= 8%, SiO2 =7% và các chất vi lượng Zn, B, Cu, Mn, Co.

 –Phân ĐYT NPK 12:8:12 có N=12%, P2O5 =8%, K2O=12%, S=6%, MgO=6%, CaO=8%, SiO2=9% và các chất vi lượng khác.

Phân ĐYT NPK 10.5.12 có tỷ lệ dinh dưỡng cao và có đầy đủ các chất đa lượng, trung lượng và vi lượng: N=10%, P2O5=5%, K2O=12%, S=3%, MgO=7%, CaO=7%, SiO2=6% và các chất vi lượng khác.

Cách bón phân: Đúng – đủ – kịp thời

Nhà nông bón phân cho mía phải đạt được 3 yêu cầu cơ bản là  đúng – đủ – kịp thời. Do vậy, bón phân cho mía nên kết hợp bón phân lân nung chảy Văn Điển với phân đa yếu tố NPK Văn Điển sẽ có hiệu quả cao hơn. Theo hướng dẫn của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, nếu tính theo diện tích sào Bắc Bộ (360m2) thì công thức bón như sau:

Bón lót:  Làm đất trồng mía là phải cày sâu để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển theo chiều sâu và rộng, giúp cây phát triển nhanh, chống đổ tốt và.tăng khả năng chống hạn của mía ở những tháng ít mưa đặc biệt là đất đồi. Sau khi tạo rạch, bón mỗi sào 5-7 tạ phân hữu cơ, 30-40kg/sào (360m2)  phân lân Văn Điển, đảo phân rồi lấp đất, đặt hom.

Bón thúc:

 Đợt 1, khi mía đẻ nhánh, 1 sào bón 30-40kg

 

, công thức 12-8-12 hoặc ĐYT NPK Văn Điển, công thức 16-6-16.

– Đợt 2, khi mía bắt đầu vươn lóng, bón 1 sào: 25-30kg một trong hai loại phân trên. Cuốc xả hai bên mép luống cách gốc 20-30cm, sâu 15-20cm, bón phân lấp đất kết hợp với tưới đủ ẩm.

Phân lân nung chảy (dạng bột mịn) của Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển.

Lưu ý:

– Mía gốc cần bón phân nhiều hơn mía tơ khoảng 10-15% lượng phân bón các loại.

– Bón phân Văn Điển là phải vùi sâu và lấp đất kín, không hòa nước để tưới. Phân không nên rải trên mặt đất, phải vùi sâu vừa hạn chế hiện tượng rửa trôi, sói mòn, vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây mía trong cả chu kỳ sinh trưởng.

Cây mía được bón phân lân nung chảy Văn Điển và phân bón ĐYT NPK đảm bảo đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đa lượng và các các dinh dưỡng trung, vi lượng rất cần thiết cho cây trồng, tạo cho cây mía khoẻ, thân mập, lóng to, mắt nhỏ, lá phát triển dựng đứng, màu xanh sáng tăng khả năng quang hợp, cứng cây tăng sưc chống đổ và chống sâu bệnh tốt hơn. Với mía trắng, cây to, chắc, không bị xốp ruột như bón nhiều đạm, nước ngọt, không chua. Mía tím màu cây tím đen mượt, tăng vị ngọt thơm, tăng sức hấp dẫn khách hàng.

Thực tế cho thấy, qua nhiều năm sử dụng phân bón Văn Điển, năng suất mía và hàm lượng đường trong mía Thanh Hóa, nhất là các huyện Thạch Thành, Nông Cống, Như Thanh… đã tăng rõ rệt. Phân bón Văn Điển cũng đã góp phần làm cho cây mía tím Hòa Bình trở thành niềm tự hào của bà con người Mường ở tỉnh Hòa Bình. Đặc biệt, đầu năm 2019 vừa qua cây mía tím Hòa bình lần đầu tìm được đường xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

E-mail : vandienfmp@gmail.com

↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

 

                                                                                                                       Trọng Hòa – Nam Phong

                                                                                                                      Nguồn : Langmoi.vn

Bài viết liên quan

CBTT số 155, 156 BC tài chính

– Xin mời quý vị nhấn vào link sau để đọc tài liệu : CBTT...

Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển: Âm vang khúc ca người thợ năm 2024

Công ty Cổ phần Phân lân Văn Điển tổ chức Hội diễn văn nghệ...

Phân bón Văn Điển – lựa chọn thông thái của nông dân thời đại 4.0

Những ngày đầu xuân, năm mới Giáp Thìn ở các tỉnh phía Bắc có...