Hà Nội , ngày 1 tháng 10 năm 2019
Nếu những ly cà phê xuất xứ Tây Nguyên “biết nói năng”, hẳn chúng sẽ nói với người uống rằng: Cà phê ngon không chỉ từ giống và khí hậu, mà một phần rất lớn nhờ vào tài chăm bón người trồng. Dù có khí hậu, thổ nhưỡng ưu đãi, qua nhiều năm khai thác, đất Tây Nguyên chua hoá và đã hao hụt dinh dưỡng đi rất nhiều. Vì thế cà phê cần được bón phân bổ sung đủ các chất đa, trung, vi lượng mới giữ được hương vị độc đáo.
Tây Nguyên có gần nửa triệu hectar cà phê được trồng trên đất đỏ bazan, đất xám (gồm các tỉnh Đắk Lắc, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng và Kon Tum). Khí hậu ôn hòa rất thích hợp với cà phê, tuy nhiên sinh thái đất ở đây có những đặc điểm cần lưu ý để có những biện pháp chăm bón phù hợp nhằm khai thác lợi thế của đất đồng thời khắc phục những hạn chế.
Những hạn chế của đất trồng cà phê ở Tây Nguyên là gì?
Nơi đây là vùng đất cao trung bình so với mực nước biển ³ 1000m, được hình thành từ sự phong hóa tro núi lửa phun trào cách đây hàng triệu năm. Bên cạnh những ưu điểm tầng đất canh tác dầy hàng mét, tơi xốp, thấm nước tốt, đồi xoải, hàm lượng đạm tổng số trong đất từ trung bình đến khá thì dinh dưỡng đất lại có những hạn chế như: Độ chua cao, pH dưới ngưỡng 4,2, đất nghèo đến rất nghèo lân, kali, canxi, magie, silic, bo, kẽm, mangan…
Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm về bón phân cho cây công nghiệp, sau nhiều thập kỷ khai thác trồng cà phê, con người đã lấy đi hàm lượng dinh dưỡng rất lớn trong đất, thêm vào đó là sự rửa trôi liên tục trong nhiều năm đã làm đất mất cân đối dinh dưỡng.
Cụ thể đất thiếu lân, kali, canxi, magie, silic cùng các chất vi lượng. Hàng năm các nhà vườn liên tục bón phân cho cây cà phê, nhưng đáng tiếc là việc sử dụng nhiều loại phân chỉ có 1 đến 3 loại dinh dưỡng như supe lân, urê, kali, SA hoặc dùng NPK thông thường. Các loại phân này cung cấp đơn lẻ một loại chất dinh dưỡng hoặc 3 – 4 chất, thiếu một loạt các chất dinh dưỡng như canxi, magie, silic, vi lượng… càng làm cho đất thiếu trầm trọng.
Khi thừa đạm, thiếu các chất trung, vi lượng, cây cà phê sẽ sinh trưởng phát triển yếu, giảm sức đề kháng, nhiễm các loại sâu bệnh, rụng trái non, trái chậm lớn, trái chín không đồng đều, năng suất chất lượng giảm, cây nhanh già cỗi.
Thấy được những tồn tại trên, nhiều năm qua Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đi tiên phong trong sản xuất cung ứng cho thị trường cả nước, đặc biệt cho các tỉnh Tây Nguyên loại phân bón đa yếu tố (ĐYT) dinh dưỡng gồm: Lân nung chảy và ĐYT NPK. Theo điều tra khảo sát của Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, tại tỉnh Đắc Lắc, tỷ lệ hộ sử dụng phân lân Văn Điển cho cây cà phê chiếm tới 53,5%, các địa phương khác trong vùng từ 35 – 47% (nguồn: Tiến sĩ Trương Hồng – Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên).
“Sử dụng khép kín phân bón Văn Điển: Giải pháp hữu hiệu nhất”
Những năm gần đây, cùng với phân lân, Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đã cung ứng nhiều dòng sản phẩm phân bón ĐYT NPK. Các loại này có đầy đủ tất cả 13 yếu tố dinh dưỡng mà cây cà phê cần.
Sau đây là phương pháp sử dụng một số loại phân bón nói trên cho cây cà phê, do kỹ sư Nguyễn Xuân Thự chia sẻ, hướng dẫn: – Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK 10.10.5 có thành phần dinh dưỡng N = 10%; P2O5 = 10%; K2O = 5%; CaO = 13%; MgO = 7%; SiO2 = 12%; S = 2% + vi lượng B, Ze, Mn, Co, Fe… Tổng dinh dưỡng 59%. ĐYT NPK 10.10.5 dạng viên tan từ từ chuyên dùng bón lót khi trồng mới và bón phục hồi cho cây cà phê sau thu hoạch. Với cà phê trồng mới bón 0,4 – 0,6kg/hố cùng với 1 – 1,5 kg lân Văn Điển trộn đều với đất ở trong hố trước đặt bầu khoảng 1 tuần. Với cà phê kinh doanh sau thu trái xong cắt cành vượt, vệ sinh vườn tiến hành đào rạch xung quanh tán cây rải phân ĐYT NPK 10.10.5 lượng từ 1-1,5kg/gốc cùng với phân hữu cơ, sau đó lấp đất và tưới nước. ĐYT NPK 10.10.5 giúp cà phê trồng mới nhanh bén rễ hồi xanh, đồng thời dự trữ lân và các chất dinh dưỡng ở lớp đất dưới để cho cây ăn dần sau này, đối với cà phê kinh doanh giúp cho cây phục hồi nhanh sau thu trái để phân hóa tốt mầm hoa, ra hoa, đậu trái thuận lợi.