Phân lân nung chảy Văn Điển cho cây cà phê Tây Nguyên

 

   Đất trồng cà phê ở Tây Nguyên chủ yếu là đất nâu đỏ bazan có tầng đất dầy, dốc vừa phải, khá tơi xốp, kết cấu hạt chiếm ưu thế, phản ứng đất hầu hết thuộc loại chua (PHKCL = 4,0 – 4,7). 

Bón NPK Văn Điển tăng năng suất, chất lượng cà phê

I. Đất trồng và nhu cầu dinh dưỡng của cà phê

  Đất trồng cà phê ở Tây Nguyên chủ yếu là đất nâu đỏ bazan có tầng đất dầy, dốc vừa phải, khá tơi xốp, kết cấu hạt chiếm ưu thế, phản ứng đất hầu hết thuộc loại chua (PHKCL = 4,0 – 4,7). Hàm lượng hữu cơ khá (>3,0%) đạm tổng số khá (>0,2%), lân dễ tiêu ở mức thấp, kali tổng số và dễ tiêu ở mức nghèo, dung dưỡng hấp thu trung bình nhưng chất lượng đất không tốt, trị số cation trao đổi (Ca2+ và Mg2+) rất thấp (<3,5 ldl/100g đất), các chất vi lượng kẽm, bo, mô líp đen, sắt, cô ban, đồng… đều rất nghèo. Đây là đặc điểm cơ bản của đất nâu đỏ bazan được hình thành từ đá mẹ bazan vốn dĩ đã nghèo những nguyên tố này.

Các nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê trên đất Tây Nguyên cho thấy cây cà phê cần những yếu tố dinh dưỡng chính là Đạm (N); Lân (P2O5) và Kali (K2O), ngoài ra cây cà phê được trồng trên vùng đất Tây Nguyên rất cần bổ sung thêm các chất trung lượng và vi lượng khác để cho năng suất ổn định và chất lượng tốt nhất, cụ thể như:

+ Nhu cầu về canxi (Ca) và magiê (Mg): Cây cà phê rất cần canxi, canxi có thành phần dinh dưỡng khá cao ở các bộ phận của cây, canxi giúp cho cây điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng tổng hợp chất khô, lượng canxi cây cà phê lấy đi từ đất thường nhiều gấp 3 lần lượng lân. Đối với đất Tây Nguyên thiếu can xi cho nên với mức bón từ 600 – 700kg CaO/ha là vừa, giảm độ chua của đất tạo môi trường thuận lợi cho cà phê phát triển.

+ Nhu cầu magiê (Mg): Cây cà phê rất cần cho sự quang hợp, tổng hợp chất khô, đặc biệt đối với cà phê trong thời kỳ kinh doanh thường mang số lượng quả quá lớn, hệ số diện tích lá phục vụ cho nuôi quả không tương xứng thường thấp hơn nhu cầu nuôi quả, lúc này magiê có một vai trò quan trọng nâng cao hiệu suất quang hợp để cây đủ sức mang quả, hạn chế hữu hiệu quả rụng, trái to, nhân chắc, nâng cao sức chống chịu với thời tiết ở Tây Nguyên mức bón magiê thích hợp cho cây cà phê từ 80 – 100kg/ha.

+ Nhu cầu lưu huỳnh (S): Lưu huỳnh cũng là thành phần quan trọng của cây, trong lá cà phê thành phần lưu huỳnh còn cao hơn cả lân, thiếu lưu huỳnh sẽ gây bệnh bạc lá, giảm năng suất chất lượng, lượng lưu huỳnh cà phê hấp thu thấp hơn nhiều so với các chất trung lượng khác nhưng cũng rất cần thiết không thể thiếu được.

  Đất Tây Nguyên trước đây thiếu lưu huỳnh nhưng theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa hàm lượng lưu huỳnh trong tầng đất mặt ở Tây Nguyên quá cao (86ppm) có nguy cơ ngộ độc cho cà phê.

  Giải thích tình trạng trên tác giả cho rằng, nguyên nhân là do nông dân thích sử dụng loại phân có hàm lượng lưu huỳnh cao NPK 16.16.8-13S theo thói quen đã có từ thời trước giải phóng và lâu ngày S tích tụ lại; bên cạnh đó hàng năm nước ta NK hàng vạn tấn đạm SA với hàm lượng 24% (S) để sản xuất NPK đồng thời sử dụng hàng triệu tấn supelân với hàm lượng 12% lưu huỳnh. Mấy thập kỷ qua nông dân đã dùng các loại phân trên gây nên tình trạng chua hóa đất và tích tụ lưu huỳnh gây ngộ độc.

+ Nhu cầu kẽm (Zn): Trên các vườn cà phê ở Tây Nguyên hiện tượng thiếu kẽm khá phổ biến (một số nơi thiếu hụt rất nghiêm trọng) ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và năng suất cà phê, cà phê cần kẽm không nhiều nhưng đây là yếu tố không thể thiếu được, đặc biệt với cà phê trong thời kỳ sản xuất. Nếu cà phê thiếu kẽm thường xuất hiện trên lá non ở đầu cành quả hay đầu ngọn thân, lá thường nhỏ có dạng lưỡi dao trích, dọc gân chính của lá hay úa vàng toàn lá.

+ Nhu cầu về Bo (B): Mô líp đen, đồng, sắt, cô ban đây là những nguyên tố dinh dưỡng cây cà phê cần không nhiều nhưng rất quan trọng trong việc hình thành các men để xúc tác tổng hợp dinh dưỡng cho quả và nhân. Nếu thiếu Bo, mô líp đen, đồng, cô ban, sắt thì làm cho lá cà phê ở ngọn, chồi hay chết, lá thường biến dạng cong queo, phần ngọn lá có thể biến dạng thành màu vàng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng phát triển của cà phê.

II. Phân bón Văn Điển đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cây cà phê

  Từ đặc điểm của đất trồng cà phê Tây Nguyên và nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê, phân bón Văn Điển bao gồm phân lân nung chảy Văn Điểnphân đa yếu tố NPK Văn Điển đã nhiều năm được các nhà vườn ở Tây Nguyên sử dụng để thâm canh cây cà phê.

  Phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân đa chất, chất dinh dưỡng chính là lân dễ tiêu (P2O5) chiếm 16%, chất canxi khoảng 28 – 34%, chất ma giê từ 15 -18%, chất lưu huỳnh từ 2 – 4%, các chất vi lượng kẽm, bo, man gan, mô líp đen, cô ban, đồng từ 0,1 – 0,4%…

  Tất cả các chất dinh dưỡng trong lân nung chảy Văn Điển ở dạng vô định hình có tính kiềm (pH 8 – 8,5) không tan trong nước, tan tốt trong dịch chua của rễ cây, khi bón vào đất đỏ bazan Tây Nguyên tuy xốp nhưng không bị rửa trôi như các loại phân lân supe khác.

  Nếu cây sử dụng chưa hết thì lân Văn Điển vẫn còn nằm lại trong đất để sử dụng cho vụ sau. Bón phân lân Văn Điển cung cấp cùng một lúc 11 yếu tố dinh dưỡng cho cây cà phê gồm chất đa lượng là lân, 4 chất trung lượng canxi, ma giê, lưu huỳnh, silic và 6 chất vi lượng kẽm, bo, man gan, mô líp đen, đồng, sắt. Những yếu tố dinh dưỡng này trong đất rất thiếu hụt và cây cà phê lại rất cần cho sinh trưởng phát triển.

  Cty CP phân lân Văn Điển đã phối hợp với các nhà nông học đưa ra thị trường các loại phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây cà phê ở Tây Nguyên có hàm lượng dinh dưỡng từ 60-76% bao gồm đầy đủ, đồng thời các chất đa lượng, trung lượng và vi lượng như NPK 10.12.5; NPK 10.5.12; 10.8.12; NPK 12.8.12; NPK 16.6.16; NPK 20.5.5; NPK 16.16.8

* Cách sử dụng cho cây cà phê:

– Cà phê trồng mới: Phân lân Văn Điển thông thường được bón lót khi trồng mới từ 500 – 600kg/ha cùng với 10 – 15 tấn phân chuồng. Sau khi trồng bón 300 – 400kg/ha NPK 10.12.5 chia làm 2 lần bón, năm thứ 2 và năm thứ 3 mỗi năm bón từ 500 – 600kg/ha NPK 10.12.5 chia làm 3 lần bón trong năm.

– Cà phê kinh doanh:

Thời kỳ bón
Loại phân và liều lượng bón kg/gốc
Cách bón
Đợt 1
Tháng 1-2
+ 1kg lân Văn Điển/gốc
+ 0,4-0,6kg/gốc NPK16.16.8
Xới lật đất theo hình vành khăn quanh tán lá rộng 15-20cm, sâu 5-10cm cách gốc 50-60cm, rải đều phân rồi lấp đất kín phân.
Hoặc bón rải phân theo mép tán lá, xới trộn đều với lớp đất mặt, cào lá cành cà phê, tủ lại để giữ ẩm và hạn chế mất đạm do bay hơi.
Nếu đất dốc thì bón phân vào hố giữ màu rồi phủ đất, cỏ lá mục lên trên.
Đợt 2
Tháng 3-4
+ 0,5-0,7kg/gốc NPK 12.8.12
Đợt 3
Tháng 6
+ 0,6- 0,8kg/gốc NPK 12.8.12
Đợt 4
Tháng 8-9
+ 0,7- 0,9kg/gốc NPK 16.6.16

Lưu ý: Cây cà phê được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển do được cung cấp đồng thời đầy đủ cân đối 13 chất dinh dưỡng đa lượng: đạm, lân, kali. Các chất trung lượng là: Can xi, ma giê, lưu huỳnh, silic. Các chất vi lượng là: kẽm, bo, coban, sắt, đồng…

  Cà phê khỏe, lá xanh, sáng, bóng, lá dầy, thân vỏ nhẵn, chống chịu sâu bệnh tốt, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, cà phê ra hoa đậu trái cao, chùm quả dày, quả đồng đều chín tập trung, năng suất cao, chất lượng tốt. Sử dụng phân bón Văn Điển theo hướng dẫn bà con nông dân không phải bón thêm bất cứ loại phân bón nào khác nữa.

 Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

 Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

 E-mail : vandienfmp@gmail.com

↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

                   
                                                                                                                      Nguồn :nongnghiep.vn
                                                                                                                                  ĐẠI TỪ

Bài viết liên quan

Cụm thi đua số 2 tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

Ngày 02 tháng 12 năm 2024, tại Công ty cổ phần Phân lân nung...

Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão

Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...