Phân bón Văn Điển – “dinh dưỡng vàng” cho cây chủ lực ở Tây Nguyên

    Mùa mưa năm nay đã chính thức bắt đầu ở Tây Nguyên. Đây cũng là giai đoạn bón phân tốt nhất cho cao su, cà phê, hồ tiêu. Phân bón Văn Điển chính là thương hiệu được đông đảo người dân vùng này tin tưởng lựa chọn nhiều năm qua.

Phân bón Văn Điển là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cây cà phê Tây Nguyên. Ảnh minh hoạ.

    Cách chăm bón cho cây cà phê đầu mùa mưa

    Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – Nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây công nghiệp, mùa mưa Tây Nguyên kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 11 được chia làm 3 giai đoạn: Đầu mùa mưa, giữa và cuối mùa mưa. Đầu mùa mưa thường từ đầu tháng 5 đến hết tháng 6. Theo các nghiên cứu khoa học thì giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của cây chiếm 2/3 tổng lượng dinh dưỡng cả mùa mưa. Để hấp thụ được lượng dinh dưỡng lớn nuôi cây, nuôi trái, thì bộ rễ tơ đòi hỏi phát triển mạnh, cũng đồng nghĩa cây cần bón nhiêu lân, canxi, magie, vi lượng, đạm, kali.

    Phân bón Văn Điển gồm lân nung chảy có hàm lượng dinh dưỡng: chất lân dễ tiêu = 16%; chất vôi (CaO) = 30%; chất magie (MgO) = 15%; chất silic = 24%; cùng 6 chất vi lượng : Kẽm (Zn); bo (B); mangan (Mn); sắt (Fe); coban (Co); đồng (Cu)… Tổng dinh dưỡng dễ tiêu đến 86%, phân lân nung chảy Văn Điển bón rất tốt cho cây cà phê đầu mùa mưa, cung cấp đầy đủ lân, vôi, magie, xúc tác cho bộ rễ tơ phát triển nhanh đồng thời cung cấp magie cho lá dày, nhiều diệp lục tố, quang hợp tăng chống rụng trái, chất silic giúp cây kháng sâu bệnh, chất vi lượng nâng cao chất lượng hạt.

    Lượng phân bón cho cà phê kinh doanh: Cà phê dưới 10 năm tuổi bón 1 – 2 kg/gốc. Cà phê trên 10 năm tuổi bón 2 – 3 kg/gốc. Rải phân quanh tán lá, khi đất còn ẩm, hoặc bón đón mưa, cũng có thể rải phân xong tưới nước cho phân chui xuống lớp đất sâu. Cùng với phân lân nung chảy, nhà nông cần bón kết hợp:

Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK 12.5.10 Văn Điển có thành phần dinh dưỡng : N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 2%; SiO2 = 4%; S =2%; 6 loại vi lượng Zn, B, Mn, Fe, Co, Cu;

– Hoặc dùng phân ĐYT NPK 12.8.12 Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; CaO = 8%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S = 6%; 6 loại vi lượng Zn, B, Mn, Fe, Co, Cu.

    Lượng bón từ 0,6 đến 1kg/gốc với cà phê dưới 10 năm tuổi, cà phê trên 10 năm lượng bón 1,2 – 1,5 kg/gốc.

    Cách bón: Rải đều phân xung quanh tán cây trước khi mưa, hoặc trước khi tưới. Phân lân nung chảy được bón phối hợp với phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ, kịp thời nhất tất cả các chất dinh dưỡng mà cây cà phê cần đầu mùa mưa để phát triển nuôi trái lớn nhanh, ngọn cảnh nở, cây khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt hứa hẹn màu cà phê bội thu. Các đợt bón sau giữa, cuối mùa mưa bà con nên dùng phân đa yếu tố NPK 12.7.20 hoặc ĐYT NPK 13.3.13, mỗi đợt bón từ 0,8 – 1kg/gốc.

    Cách chăm bón cho cây hồ tiêu

    Thời kỳ sinh thực của hồ tiêu nằm trọn mùa mưa, đầu mùa mưa cây tiêu ra bông, đậu trái, các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, tiêu thường trổ bông, đậu trái sớm hơn. Cây đậu trái cao, trái lớn nhanh sẽ quyết định thắng lợi của vụ sản xuất để tiêu đậu trái cao.

    Bà con nông dân cần chú ý đến đặc tính của tiêu ở giai đoạn đầu mùa mưa: Các vùng đất trồng tiêu ở Tây Nguyên phần lớn kết cấu “sỏi cơm” tơi xốp, thoát nước, tầng đất canh tác dày gồm đất bazan, đất xám, thích hợp với cây tiêu. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế như nghèo lân, kali, canxi, magie dễ tiêu, đặc biệt 2 chất vi lượng là kẽm và bo rất thiếu, cần phải được bổ sung cho đất. Cây tiêu có đặc tính nông học khác biệt đó là bộ rễ tơ mọc, phát triển chậm nếu thiếu lân và đất bị chua.

    Đầu mùa mưa cũng là lúc nhu cầu dinh dưỡng của cây tiêu đòi hỏi nhiều đặc biệt là chất lân cho bộ rễ phát triển cũng như phân hóa mầm hoa để trổ bông, thụ phấn, nếu sử dụng phân mất cân đối thiếu lân, vôi, magie, vi lượng… Việc bón phân chưa đúng kỹ thuật sẽ giảm sự ra hoa kết trái. Việc bón phân Văn Điển cho cây tiêu đã được các nhà vườn ở Gia Lai, Đắk Lắc, Đắk Nông chứng minh hiệu quả tốt đối với cây hồ tiêu.

    Lượng bón đầu mùa mưa: Bón thúc đợt 1 cho tiêu kinh doanh bằng phân lân nung chảy Văn Điển từ 1 – 1,5 kg/ trụ, cộng thêm 0,2 – 0,4kg đa yếu tố NPK 12.8.12 Văn Điển.

    Cách bón: Rải đều phân lân nung chảy và phân đa yếu tố NPK 12.8.12 trực tiếp vào đất dưới hình chiếu tán lá hoặc xung quanh bồn, sau đó tưới nước hoặc bón đón mưa. Tuyệt đối không xới xáo khi bón để tránh làm đứt rễ, nếu đứt rễ cây tiêu sẽ nhiều bệnh chết nhanh. Những vườn tiêu dưới 10 năm tuổi có thể vét đất ở ngoài bồn phủ kín phân.

    Sau bón thúc đợt 1 khoảng 50 – 60 ngày thì bón thúc đợt 2 vào giữa mùa mưa bằng phân đa yếu tố NPK 12.8.12 Văn Điển, lượng bón 0,2 – 0,4 kg/ trụ, cũng rải đều phân quanh tán cây, sau đó tưới ẩm.

    Các đợt bón thúc lần 3 vào cuối giữa mùa mưa, dùng phân đa yếu tố NPK 12.7.20 hoặc đa yếu tố NPK 12.8.12, lượng bón 0,2 – 0,3 kg/ trụ, đợt bón thúc lần 4 và cuối mùa mưa trước khi trái tiêu chín 30 – 40 ngày, bằng phân đa yếu tố NPK 12.8.12 Văn Điển. Lượng bón 0,2 – 0,3 kg/ trụ, cây tiêu được bón đầy đủ phân Văn Điển bộ lá xanh, bóng, khỏe, đậu trái chín tập trung, nhân to, chất lượng mùi thơm cay đặc trưng, tỷ lệ tiêu loại I đạt cao, dễ tiêu thụ trên thị trường.

    Hướng dẫn chăm bón cho cây cao su

    Tây Nguyên có gần 260.000ha cao su, chiếm gần 1/3 diện tích cao su của cả nước. Đất trồng cao su ở Tây Nguyên chủ yếu là đất bazan, đất xám, khó tưới, thành phần dinh dưỡng trong đất chủ yếu chua pH < 4,0 nghèo mùn, lân, kali dễ tiêu, đặc biệt đất rất thiếu chất magie (MgO), là chất dinh dưỡng giúp cho cây tổng hợp hình thành diệp lục lá tăng quang hợp ánh sáng tạo mủ cây.

    Bón phân giai đoạn đầu mùa mưa

    Đất trồng cao su dễ mất nước, rửa trôi mạnh. Cao su là loại cây công nghiệp dài ngày chu kỳ khai thác mủ nhiều năm sau trồng 6 – 7 năm thì vào thời kỳ lấy mủ, ở Tây Nguyên có 2 mùa thì cây chủ yếu cho mủ vào mùa mưa, đồng nghĩa với việc cây cao su lấy đi nhiều chất dinh dưỡng, lượng mủ thu được càng nhiều thì dinh dưỡng của cây cũng cần càng lớn. Đầu mùa mưa bộ rễ tơ của cây mọc ra và phát triển mạnh nhất trong năm để lấy dinh dưỡng và nước, đây cũng là thời điểm bón phân thích hợp nhất. Do yêu cầu của cây phải đầy đủ các loại chất dinh dưỡng gồm có: Đạm (N), lân (P2O), kali (K2O), trong đó đạm và kali gần bằng nhau, lân cần ít hơn. Ngoài ra cây cao su còn rất cần vôi (CaO), magie (MgO), kẽm (Zn), Bo (B) để tăng lượng mủ khai thác. Bón phân đơn hoặc NPK thông thường chưa đủ dinh dưỡng cao su yếu, lá mỏng, mủ ít và loãng, bà con nông dân Tây Nguyên nhiều năm qua đã chọn phân đa yếu tố (ĐYT) Văn Điển đầu tư cho cao su hiệu quả vượt trội.

Phân bón đa yếu tố NPK-12-5-10 dùng bón cho cà phê kinh doanh. Ảnh tư liệu.

    Chăm sóc cao su kinh doanh

    Phát sạch cỏ giữa hai hàng cao su (đối với cao su chưa khép tán), rộng 1m, còn lại phát cỏ bình thường. Đất dốc giữ lại thân cỏ, lá khô để chống xói mòn, công việc này tiến hành trước đầu mùa mưa, loại phân phù hợp nhất để sử dụng bón cho cao su đầu mưa: Phân đa yếu tố NPK Văn Điển  12.8.12 có hàm lượng dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; CaO = 8%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S = 6% và các chất vi lượng: Zn, B, Cu, Fe, Co… Tổng dinh dưỡng hữu hiệu 61%.

    Liều lượng bón: Căn cứ độ màu mỡ đất trồng, tưới cây và chữ lượng mủ khai thác để bón. Theo khuyến cáo chung để bà con sử dụng: Phân đa yếu tố NPK 12.8.12 kg/ha:

– Đất hạng Ia và Ib : Bón 600 – 700kg NPK 12.8.12.

– Đất hạng IIa và IIb: Bón 700 – 800kg NPK 12.8.12.

– Đất hạng III: Bón 800 -1000kg NPK 12.8.12.

    Từ năm cạo mủ thứ 11 trở đi mức bón cho cao su hàng năm (cho 1ha).

    Bón chung cho các hạng đất: 900 – 1.000kg NPK 12.8.12 Văn Điển trên mỗi hecta. Thời điểm bón chia làm 2 đợt trong năm, đợt 1 bón đầu mùa mưa 2/3 tổng lượng phân cả năm, số phân còn lại bón vào cuối mùa mưa.

    Cách bón: Lợi dụng đất còn ẩm sau mưa hoặc trước mưa để rải phân, rải đều vào giữa 2 hàng cây trong băng rộng 1m – 1,5m, sau đó phủ dất hoặc lá khô, cỏ mục. Vườn cây có độ dốc cao trên 150 thì bón phân vào quanh mép bồn giữ màu, phủ lá, cây cỏ, tốt nhất nên bón phân khi đất còn ẩm sau mưa. Sau bón phân 25 – 30 ngày màu lá chuyển sang xanh sáng, bóng, dày, vỏ thân, cành, nhẵn, nhanh liền sẹo, lượng mủ tốt. Do cây no đủ dinh dưỡng, thỏa mãn nhu cầu cho sản xuất mủ và nuôi cây sinh trưởng phát triển khỏe. Đất cũng được cân bằng lại dinh dưỡng, nâng cao độ phì bền vững.

*) Tìm mua phân bón chất lượng cao quý khách hàng vui lòng truy cập , liên hệ theo đường link sau :                                                                                                           

  Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

 Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

 E-mail : vandienfmp@gmail.com
↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

Việt Hà – Nam Phong

Nguồn : Langmoi.vn

Bài viết liên quan

Tài liệu họp đại hội cổ đông thường niên 2024

– Xin mời quý vị nhấn vào link sau để đọc tài liệu : 20240327...

BCTC đã kiểm toán 31-12-2023

– Xin mời quý vị nhấn vào link sau để đọc tài liệu : BCTC...

CBTT số 155, 156 BC tài chính

– Xin mời quý vị nhấn vào link sau để đọc tài liệu : CBTT...

Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển: Âm vang khúc ca người thợ năm 2024

Công ty Cổ phần Phân lân Văn Điển tổ chức Hội diễn văn nghệ...